Trong những năm gần đây, ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp này được ghi nhận đem lại hiệu quả rõ rệt, cải thiện chức năng hô hấp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
-
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì?
– Trong nhiều năm qua, COPD là một vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu, hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng 600 triệu người mắc COPD, mỗi năm khoảng 3 triệu người tử vong vì căn bệnh này.
Năm 1990, COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trên toàn thế giới, dự kiến năm 2030 sẽ đứng vị trí thứ 4. Theo Hội Hô Hấp Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc COPD cao nhất khu vực với 6,7% dân số trên 35 tuổi.
– COPD gây ảnh hưởng nặng nề lên chức năng hô hấp, tiết đàm tăng dần, khó thở thường xuyên, khả năng gắng sức suy giảm, đặc biệt đợt cấp làm tăng nguy cơ tử vong cao, là mối đe dọa cuộc sống hằng ngày của người bệnh.
– Người bệnh COPD có chất lượng cuộc sống kém do thường xuyên trải qua những đợt cấp trong quá trình diễn tiến bệnh, hơi thở khó khăn, hạn chế trong sinh hoạt hằng ngày.
-
Tế bào gốc trung mô là gì?
- Tế bào gốc trung mô với khả năng biệt hóa thành nhiều dòng tế bào khác nhau, đã mang đến nhiều phương pháp điều trị hứa hẹn, thay thế các tế bào cũ kém sức sống bằng các tế bào mới với đầy đủ chức năng.
- Không dừng lại ở khả năng bản thân biệt hóa, tế bào gốc trung mô còn có khả năng kích thích tế bào “non” phát triển thành tế bào trưởng thành và thực hiện chức năng của cơ quan.
- Một đặc điểm không kém quan trọng của tế bào gốc trung mô chính là khả năng kháng viêm hay còn gọi là tính điều biến miễn dịch. Với đặc tính này, tế bào gốc trung mô được ứng dụng nhiều trong các bệnh lý có liên quan viêm hay các tế bào miễn dịch.
-
Vai trò của tế bào gốc trung mô trong điều trị phổi tắc nghẽn
- Khả năng điều biến miễn dịch: tế bào gốc ức chế quá trình viêm, làm giảm triệu chứng tăng tiết đàm gây ho đàm mạn tính kéo dài.
- Ức chế giải phóng các men tiêu hủy protein.
- Ức chế quá trình chết tế bào theo lập trình của tế bào phế nang.
- Bảo vệ đường thở và các tế bào phế nang tránh các stress oxy hóa do tế bào gốc ức chế các quá trình này.
- Biệt hóa thành tế bào phế nang
-
Điều trị phổi tắc nghẽn tại Đơn vị Tế bào gốc Vạn Hạnh
Từ năm 2017, Đơn vị Tế bào gốc Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh TP HCM đã triển khai áp dụng công nghệ tế bào gốc vào điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Chúng tôi sử dụng tế bào gốc trung mô (MSC) tách chiết theo công nghệ đạt chuẩn GMP và được đưa lại vào cơ thể người bệnh.
Trong cơ thể người bệnh, tế bào sẽ được bắt giữ tại các mao mạch phổi. Tại đây, tế bào gốc phát huy khả năng theo các cơ chế như liệt kê ở trên. Cơ chế này giúp phổi của người bệnh giảm đi phản ứng viêm và từ đó người bệnh giảm triệu chứng, giảm số lần đợt cấp và cải thiện chất lượng cuộc sống.
-
Quy trình điều trị:
– Bệnh nhân được tầm soát các bệnh lý nội khoa, ung thư, viêm gan… trước khi ghép để đảm bảo người bệnh đạt được các điều kiện về thể trạng trước khi ghép tế bào.
– Người bệnh được theo dõi sát sao trong và sau quá trình ghép. Quá trình này được diễn ra nhẹ nhàng và an toàn.
-
Hiệu quả điều trị:
Sau khi ghép tế bào gốc, bệnh nhân giảm triệu chứng khó thở, giảm ho đàm, đặc biệt giảm nhập viện vì đợt cấp. Phương pháp ghép tế bào trong điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính là tia sáng trong tương lai trong việc cứu giúp nhiều bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn.
———————–
Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”


















XEM THÊM: