Trong thời gian mang thai, thai nhi được cung cấp dưỡng khí từ mẹ ; nói cách khác ,người mẹ thở cho cả hai. Do đó nếu người mẹ lên cơn hen nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi vì thiếu oxy, thậm chí có thể đưa đến những biến chứng như sinh non, sinh trẻ nhẹ cân, trẻ chết khi sinh…Việc kiểm sóat hen không tốt cũng có thể làm mẹ có nguy cơ tiền sản giật và tăng huyết áp, những trường hợp nầy đều ảnh hưởng xấu đến thai.Các nhà chuyên môn cho rằng các nguy cơ nầy là do cơn hen xảy ra lúc mang thai chứ không phải do chính bệnh hen.Vì thế kiểm sóat hen tốt trong thời gian có thai là vô cùng quan trọng.
Khi mang thai cơ thể người mẹ có một số thay đổi khá đặc biệt nên diễn biến của bệnh hen có thể khác đi so với bình thường. Thêm vào đó vấn đề tác dụng phụ của thuốc lên thai nhi khiến cho thầy thuốc và người bệnh đứng trước những lựa chọn cân nhắc để có biện pháp kiểm sóat hen triệt để và an tòan.
Khi có thai bệnh hen sẽ diễn biến như thế nào? Bệnh có thể diễn biến theo nhiều cách khác nhau:một số trường hợp diễn biễn như bình thường, một số khác có triệu chứng nhẹ đi,số còn lại bệnh có thể nặng hơn lên.
Những người trước khi có thai chỉ bị hen nhẹ thì trong thời gian mang thai việc kiểm sóat hen tốt hơn và ít bị lên cơn. Những người có tiền sử từng có những cơn hen nặng, khi mang thai bệnh có thể tiến triển xấu.Những người đang dùng thuốc chận cơn mà ngưng thuốc dễ có nguy cơ bị cơn hen nặng .Thường thì triệu chứng hen nặng lên vào khỏang từ tuần lễ 24-36 của thai kỳ.
Nên nhớ : vì bác sĩ cũng như người bệnh không thể biết trước bệnh sẽ diễn tiến như thế nào nên việc theo dõi chặt chẽ và kiểm sóat tốt bệnh hen là rất cần thiết.
Khỏang 3 tháng sau khi sinh trở đi các triệu chứng hen sẽ diễn biến bình thường như trước khi có thai.
Khi có thai việc dùng thuốc chận cơn có hại cho thai không ? Đây là câu hỏi thường đựoc các bà mẹ đặt ra khi đi khám bệnh. Chính bác sĩ sẽ là người quyết định thuốc gì thích hợp dựa vào mức độ nặng của bệnh .Nói chung các lọai thuốc dạng hít là an tòan vì thuốc sẽ đi thẳng vào phế quản nên ít có tác dụng lên thai nhi.Các nghiên cứu cho thấy khi mang thai nếu bệnh hen không được kiểm sóat tốt sẽ nguy hại cho thai nhi hơn là dùng thuốc với liều lượng thích hợp mà kiểm sóat tốt bệnh hen.Những nguy cơ nầy ở người có thai kiểm sóat hen tốt không cao hơn so với các bà mẹ mang thai không mắc hen.
Khi có thai phải làm gì để kiểm sóat tốt bệnh hen?Nếu bạn bị hen và có ý định mang thai bạn nên trao đổi với bác sĩ để có những hướng dẫn cần thiết.Nói chung bạn vẫn phải áp dụng những biện pháp thông thường như tránh tiếp xúc tác nhân gây cơn hen, nhận biết triệu chứng hen khi trở nặng , thuốc cần dùng cũng như cách sử dụng.Thường thì bác sĩ sẽ hẹn tái khám để theo dõi mỗi 4-6 tuần.Điều cần lưu ý là: vì có thai nên cơ thể của bạn có thể phản ứng với các tác nhân gây hen một cách khác với trước, có nghĩa là cơn hen của bạn có thể nặng hơn khi gặp một tác nhân trước đây bạn từng gặp.Nói chung, với kế họach kiểm sóat hen đang áp dụng, nếu thấy triệu chứng hen nặng lên bạn cần báo cho bác sĩ ngay để có điều chỉnh thuốc kịp thời.
Đi khám thai bạn phải báo cho bác sĩ sản khoa biết bạn bị hen và đang dùng thuốc gì.Suốt thời gian mang thai người mẹ được khám định kỳ và đánh gía sự phát triển của thai.Nếu bị hen ở mức độ vừa họăc nặng việc theo dõi cần thường xuyên và đều đặn hơn, nhất là ba tháng cuối của thai kỳ.
Khi có thai mà lên cơn hen :cách xử trí cũng như khi bạn lên cơn như mọi khi. Nếu đi bệnh viện bạn báo cho bác sĩ biết bạn đang có thai .Bạn không nên lo lắng, hầu hết các thuốc sử dụng an tòan cho thai nhi còn hơn là để cơn hen xảy ra mà không xử trí gì cả. Các cơn hen thường ít khi xảy ra đang lúc chuyển dạ ( <10% ) nhưng nếu có cũng kiểm sóat được bằng các thuốc hạ cơn thường dùng.Một số lọai thuốc dùng khi sinh có thể làm triệu chứng hen nặng hơn.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc : Đi khám bệnh hay mua thuốc bạn đều phải báo cho bác sĩ, dược sĩ biết bạn đang mang thai. Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng, không nên dùng thuốc chống sung huyết có tác dụng làm thông mũi, cũng không dùng thuốc kháng dị ứng nếu không có ý kiền của bác sĩ hay dược sĩ.
Thuốc corticosteroid dạng uống chỉ dùng khi triệu chứng hen nặng và chỉ dùng trong thời gian ngắn sau đó bác sĩ sẽ chuyển qua dùng thuốc dạng hít.Dùng corticostreroids dạng viên kéo dài có thể gây tác dụng phụ như lõang xương,phù, tăng cân,đáitháo đường,tăng huyết áp…, và tiền sản giật.Dùng corticosteroids dạng viên trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật cho thai nhi như sứt môi,hở hàm ếch, tuy nhiên tai biến nầy ít gặp. Thực tế lâm sàng cho thấy nếu dùng liều budenoside dạng hít mỗi ngày từ 400mcg trở xuống thì không có tác dụng phụ tòan thân ở cơ thể người trưởng thành.
Nên dùng các lọai thuốc dãn phế quản khác hơn là thuốc nhóm xanthine như theophylline ,mặc dầu trước đây bạn đã từng dùng đến; vì khi có thai nồng độ thuốc nầy trong máu có thể thay đổi .
Trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra thường hơn ở sản phụ. Nhiều trường hợp chỉ cần thay đổi lối sống như không ăn no quá, nằm kê đầu giường lên cao,tránh ăn thức ăn dễ gây trào ngược như thức ăn chua,sôcôla,nước có ga…cũng có thể làm biến mất triệu chứng.Tuy nhiên khi cần phải dùng thuốc kháng acid nên tráng dùng thường xuyên các thuốc có chứa bicacbonat va magnesium.
Nếu cần thiết chích ngừa cúm, nên chích vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng sau của thai kỳ.
Không nên bắt đầu tiêm kháng nguyên để phòng dị ứng khi có thai.Tuy nhiên nếu bạn đã chích rồi mà không có phản ứng gì thì có thể tiếp tục nhưng phải điều chỉnh liều lượng để giảm thiểu nguy cơ gây phản ứng.
Sau khi sanh, cho con bú bằng sữa mẹ có lợi về phương diện dinh dưỡng,miễn dịch và cả tâm lý cho cháu bé. Các trẻ bú mẹ có tỉ lệ phát triển tốt hơn trẻ bú sữa bình, ít có nguy cơ bị nhiễm trùng và dị ứng là những yếu tố làm kích phát cơn hen.Một số thuốc trị hen có thể đi qua sữa mẹ và gây tác dụng phụ cho cháu bé ,ví dụ 10% nồng độ thuốc theophylline có thể đi qua sữa mẹ và gây kích thích cho trẻ; thuốc kháng histamine như chlorpheniramin, dexchlorpheniramin …có thể làm giảm tiết sữa và làm cho bé ngầy ngật.Vì vậy dùng thuốc phải có ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tóm lại bị bệnh hen nếu có thai,bạn không nên quá lo lắng. Điều quan trọng là phải kiểm sóat hen tốt và theo dõi thai đều đặn ,kỹ lưỡng.Việc dùng thuốc nhất thiết phải do bác sĩ quyết định để hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng phụ do thuốc gây ra. Chăm sóc sức khỏe của mẹ tốt và kiểm sóat hen triệt đễ trong thời gian mang thai là cách tốt nhất để thai nhi phát triển tốt và mẹ có thể sinh nở bình thường để cho ra đời một cháu bé khỏe mạnh.