Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2020, ung thư cổ tử cung vẫn đang là loại ung thư phổ biến, đứng hàng thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu, với uớc tính có khoảng 604.000 trường hợp mắc mới và 342.000 trường hợp tử vong xảy ra trong năm. Tại các nước đang phát triển, ung thư cổ tử cung được xếp hàng thứ 2 sau ung thư vú.
Ung thư cổ tử cung tạo ra gánh nặng bệnh tật lớn cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là phụ nữ chưa được sàng lọc định kỳ và chưa có hệ thống phát hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm thích hợp, dễ tiếp cận. và khi phát hiện tổn thương tiền ung thư thì chưa được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Ung thư cổ tử cung có thể dự phòng và kiểm soát được bằng cách sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các tổn thương tiền ung thư. Ngoài chiến lược tầm soát, ung thư cổ tử cung còn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc-xin HPV.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của Ung thư cổ tử cung
Nhiễm vi-rút gây u nhú người (HPV) nguy cơ cao là nguyên nhân tiên phát của ung thư cổ tử cung. Vi-rút lây chủ yếu qua đường quan hệ tình dục (cả đồng giới và khác giới). Nguy cơ nhiễm vi-rút HPV ít nhất 1 lần trong đời của người phụ nữ là 80%.
Theo IARC, vào năm 2011, tỷ lệ người mang mầm bệnh HPV trong dân số nữ nói chung trên toàn thế giới là 32,1%
Các yếu tố nguy cơ nhiễm HPV:
- Quan hệ tình dục sớm
- Quan hệ tình dục với nhiều người
- Sinh nhiều con
- Vệ sinh sinh dục không đúng cách
- Viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
- Điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp
- Hút thuốc lá, đái tháo đườngm suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV)…
Chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Mặc dù ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa. Chỉ với các cách phòng ngừa đơn giản từ ban đầu mà bạn có thể chủ động ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, tiết kiệm được chi phí điều trị.
1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên v.v… giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm tác động của các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.
2. Giảm các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư CTC: đời sống tình dục an toàn, tránh lập gia đình sớm, sinh con sớm, hút thuốc lá (kể cả chủ động và thụ động).
3. Tiêm vắc-xin phòng lây nhiễm HPV
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ ở độ tuổi từ 9 – 26 nên tiêm ngừa vacxin HPV, đây là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất, được đánh giá là có thể giảm 90% nguy cơ mắc bệnh.
Vắc xin Gardasil và Gardasil 9 là hai loại vắc xin duy nhất hiện nay có thể phòng ngừa được các bệnh lý ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư âm hộ/âm đạo, u nhú sinh dục… do virus HPV ở trẻ em và người lớn.
Chú ý: tiêm vắc-xin không thay thế cho việc sàng lọc các tổn thương ung thư cổ tử cung, nên việc đi khám và làm các xét nghiệm sàng lọc tổn thương tiền ung thư vẫn phải được thực hiện định kỳ kể cả người đã được tiêm vắc-xin trước đó.
4. Sàng lọc để phát hiện các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung:
Được thực hiện cho phụ nữ từ 21-65 tuổi, đã có quan hệ tình dục, ưu tiên cho nhóm phụ nữ từ 30 – 50 tuổi.
- Độ tuổi 21 – 65 sàng lọc theo phác đồ, nếu sau 3 lần xét nghiệm sàng lọc liên tiếp có kết quả âm tính thì có thể giãn thời gian sàng lọc sau mỗi chu kỳ thêm 1- 2 năm.
- Trên 65 tuổi: có thể ngừng sàng lọc nếu có:
- Ít nhất 3 lần xét nghiệm sàng lọc âm tính hoặc ít nhất 2 lần sàng lọc đồng thời bằng tế bào học và HPV có kết quả âm tính.
- Không có kết quả xét nghiệm bất thường trong 10 năm trước đó.
- Đã cắt tử cung toàn phần vì bệnh lý lành tính
Các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung
1. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung
Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung là phương pháp thường dùng nhất để sàng lọc UTCTC, đã được giới y khoa toàn cầu thừa nhận từ nhiều thập niên qua do thoả mãn các điều kiện: độ nhạy khá, có thể lặp lại nhiều lần và đã chứng minh được tính hữu hiệu khi hạ thấp tần suất ung thư xâm lấn cổ tử cung ở các nước phát triển.
Các đối tương có thể thực hiện xét nghiệm này bao gồm:
- Tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục, ưu tiên cho nhóm nguy cơ cao (30-50 tuổi).
- Không có thai.
- Không rửa sâu vào âm đạo trước khi xét nghiệm.
- Không điều trị bệnh phụ khoa trước đó ít nhất 7 ngày.
- Không phá, sẩy thai trong 20 ngày trước đó.
- Không có viêm âm đạo cấp, viêm phần phụ cấp.
- Không xét nghiệm khi đang hành kinh.
- Chỉ định lặp lại xét nghiệm nếu mẫu bệnh phẩm có quá ít tế bào, không lấy được tế bào vùng chuyển tiếp (không có tế bào biểu mô tuyến hoặc tế bào dị sản vảy) hoặc quá dày, chồng chất lên nhau hoặc có quá nhiều tế bào viêm, chất nhầy, hồng cầu, các thành phần tế bào khác.
- Sàng lọc phối hợp bằng tế bào cổ tử cung và xét nghiệm HPV: Phối hợp xét nghiệm HPV và tế bào cổ tử cung có thể giúp tăng độ đặc hiệu trong việc phát hiện CIN 2, 3 so với xét nghiệm HPV đơn thuần.
2. Xét nghiệm HPV
Hiện nay một số xét nghiệm xét nghiệm chẩn đoán có thể phát hiện các týp HPV nguy cơ cao sinh ung thư, chúng có thể được sử dụng trong lâm sàng như là xét nghiệm sàng lọc sơ cấp riêng biệt hoặc phối hợp với phương pháp khác. Xét nghiệm HPV có độ nhạy cao và giá trị dự báo âm tính cao. Nếu xét nghiệm HPV (-) gần như không có nguy cơ hình thành CIN III trong vòng 5 năm sau đó. Điều này cho phép giãn thời gian sàng lọc và giảm số lần sàng lọc trong cuộc đời người phụ nữ.
Hiện nay ký thuật PCR và Realtime – PCR là kỹ thuật giúp chẩn đoán đặc hiệu theo nhóm hoặc tuýp HPV lấy từ âm đạo – cổ tử cung hoặc mảnh sinh thiết CTC. Phương pháp này đã được dùng để phát nhiệm một nhóm 14 tuýp HPV có nguy cơ sinh ung thư. Đây là xét nghiệm được khuyên thực hiện với:
- Phụ nữ từ 25 – 65 tuổi, đã quan hệ tình dục.
- Không có viêm âm đạo cấp, viêm phần phụ cấp.
- Phụ nữ đang hành kinh.
- Xét nghiệm HPV đơn độc để sàng lọc sơ cấp hoặc phối hợp với tế bào cổ từ cung/ VIA.
Ung thư cổ tử cung tạo ra các gánh nặng bệnh tật lớn cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội. Không chỉ suy giảm sức khỏe, đối diện với nguy cơ vô sinh vì cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý và hạnh phúc gia đình.
Tại Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh luôn đảm bảo có sẵn vắc xin phòng HPV, quy trình khám sàng lọc, tiêm chủng an toàn tại khu tiêm chủng đạt chuẩn.
Tại Khoa Sản BVĐK Vạn Hạnh, với thế mạnh quy tụ các chuyên gia hàng đầu về ung thư phụ khoa cùng nhiều năm kinh nghiệm cùng với các phương pháp, thiết bị hiện đại bậc nhất như PAP Smear, xét nghiệm HPV genotype Real-time PCR… giúp TẦM SOÁT UTCTC cho kết quả nhanh chóng, chính xác và đặc biệt không đau đớn.
Điều trị UTCTC với nguyên tắc BẢO TỒN TỐI ĐA các chức năng sinh lý của người phụ nữ giúp giữ lại không chỉ tính mạng mà còn là chất lượng sống cho người bệnh.
_______________________________
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn0