Cùng khoa IVF BVĐK Vạn Hạnh tìm hiểu về hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) bệnh nội tiết phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
CVPH Nguyễn Tâm Hoài – IVF Vạn Hạnh
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là bệnh nội tiết phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ở những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì bị PCOS, các triệu chứng bất thường về kinh nguyệt, thể tích buồng trứng và chứng tăng huyết áp có thể được cải thiện với trọng lượng cơ thể giảm từ 5% đến 10%. Bởi vì giảm cân là phương pháp thiết thực để giảm PCOS ở phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn uống đã trở thành trọng tâm của nghiên cứu sinh sản và nội tiết. Tỷ lệ kháng insulin cao là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi đề xuất chế độ ăn cho phụ nữ mắc PCOS. Vì lý do này, nhiều nhà cung cấp đang đề xuất chế độ ăn ít carbohydrate hoặc mức đường huyết thấp để giảm cân, những phương pháp này có thể cải thiện mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Việc thiếu hướng dẫn chế độ ăn uống cụ thể có thể gây khó khăn cho bệnh nhân và bác sĩ trong việc tìm ra hướng đi đúng. Nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa năng lượng đưa vào và PCOS với mục đích tinh giản phương pháp tiếp cận quản lý triệu chứng. Một trở ngại nổi bật khi xác định chế độ ăn cho PCOS là mối liên hệ chặt chẽ giữa thức ăn và văn hóa. Việc toàn cầu hóa và sự lan rộng của văn hóa phương Tây trên khắp thế giới mang đến một cơ hội duy nhất để quan sát sự phổ biến của PCOS vì nó liên quan đến một sự thay đổi đột ngột đối với chế độ ăn kiểu phương Tây (WSD). Chế độ ăn phương Tây (WSD) đặc trưng bởi thực đơn nhiều thịt động vật, bơ, sữa và uống bia rượu, sau này còn phát triển đồ hộp, đồ khô đóng gói và đặc biệt là các món thức ăn nhanh cũng như thức ăn tiện lợi, người Mỹ lại được biết đến là người yêu thích thịt, khoai tây, phô mai và các sản phẩm từ bơ sữa.
Những thay đổi chế độ ăn uống liên quan đến đô thị hóa có ảnh hưởng gì đến PCOS? Kulkarni và cộng sự đã thiết kế một nghiên cứu trên 711 phụ nữ mắc PCOS để kiểm tra các tác động của chế độ ăn uống của sự đô thị hóa ở Ấn Độ lên sự biểu hiện của PCOS. Các đánh giá về hoóc môn antimüllerian tăng đáng kể, những biểu hiện của PCOS tệ hơn ở khu vực thành thị: tỷ lệ mắc bệnh rậm lông 89% được tìm thấy ở những phụ nữ thành thị với thói quen ăn uống WSD so với 22% ở những phụ nữ nông thôn ăn nhiều rau quả.
Những ảnh hưởng khác của quá trình đô thị hóa có thể đóng một vai trò trong sự gia tăng của PCOS hay không? Mức độ stress liệu làm các triệu chứng PCOS trầm trọng hơn giữa phụ nữ thành thị và nông thôn có thể là tiêu chí so sánh tiếp theo. Stress được cho là tác động dọc theo trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Testosterone và androstenedione được giải phóng từ tuyến thượng thận để đáp ứng với hoóc môn vỏ thượng thận (ACTH) tăng cao. Những androgen này đóng vai trò bảo vệ não chống lại cortisol và adrenaline tăng cao thường xuyên, nhưng chúng không được điều chỉnh thông qua phản hồi âm giống như ACTH. Ở ngoại vi, nồng độ androgen cao được chuyển đổi thành testosterone, gây nên các triệu chứng của PCOS: tăng sự phát triển của lông, giảm sự hấp thu glucose, kháng insulin, mụn trứng cá và kinh nguyệt không đều.
Kết quả khảo sát của Pathak và Nichter cho rằng việc trẻ em nếu ăn uống theo kiểu WSD có thể gây ra rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn trưởng thành sinh sản, thậm chí là rối loạn chức năng buồng trứng suốt đời. Các nghiên cứu trên loài linh trưởng cũng thể hiện rằng chế độ ăn WSD làm thay đổi việc sản xuất hoóc môn steroid giới tính, với chức năng buồng trứng bị suy yếu do sự rối loạn trao đổi chất. Một vấn đề cũng đã được biết đến là béo phì làm trầm trọng thêm các triệu chứng PCOS, như giảm globulin liên kết với hormone giới tính và tăng mức độ androgen tuần hoàn tự do.
Những phát hiện từ nghiên cứu của Kulkarni và cộng sự chứng minh mối quan hệ nghịch lý giữa đô thị hóa, các tầng lớp kinh tế xã hội và cơ chế quản lý y tế – sức khỏe của Ấn Độ với các quốc gia phương Tây khác. Béo phì có thể là vấn đề phổ biến liên quan đến đô thị hóa, chế độ ăn WSD và hội chứng buồng trứng đa năng (PCOS) và mức độ nghiêm trọng gia tăng. Vậy chúng ta có thể làm gì để giải quyết hậu quả của WSD đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ? Có thể hữu ích cho bệnh nhân nếu các bác sĩ phân loại thực phẩm của WSD một cách cụ thể. Các thành phần trong thực phẩm đã được chế biến và nhiều dinh dưỡng với những carbohydrate đơn giản cũng như các chất béo bão hòa có thể được sử dụng làm điểm khởi đầu để xác định những thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn cho người mắc hội chứng PCOS trên toàn thế giới.
Nguồn: Elise Foley, B.A., Courtney Marsh, M.D., M.P.H. Polycystic ovary syndrome: is a Western diet sabotaging our best efforts at management?. Fertil Steril. 2019 Oct;112(4):653-654, doi: 10.1016/j.fertnstert.2019.06.020. Epub 2019 Aug 5.