Hồ Chí Minh tuần vừa qua – Ngay tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh vừa tiếp nhận và phối hợp can thiệp thành công một trường hợp nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh trong nghiêm trọng. Một lần nữa khẳng định vai trò then chốt của việc chẩn đoán nhanh chóng và can thiệp kịp thời trong “giờ vàng” đối với bệnh nhân đột quỵ.
Triệu Chứng Bất Thường Của Bệnh Nhân & Chẩn Đoán – Can Thiệp Điều Trị Khẩn Cấp Tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Bệnh nhân là bà N.T.K.L, được nhập viện Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh vào khoảng 8-9 giờ sáng trong tình trạng méo miệng và chảy nước miếng bên phải. Theo người nhà, bà N.T.K.L tuy đã từng thăm khám ở vài cơ sở y tế nhưng chỉ dừng lại ở việc theo dõi kết quả mà chưa có hướng xử trí cụ thể. Đáng chú ý, vào đêm trước ngày nhập viện, bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội nhưng chưa được người nhà đưa đi cấp cứu. Chỉ đến khi các dấu hiệu đột quỵ rõ ràng hơn xuất hiện vào buổi sáng như cứng cơ mặt, méo miệng,… gia đình mới khẩn trương đưa bà đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh đã nhanh chóng tiến hành thăm khám lâm sàng, đánh giá tình trạng thần kinh và chỉ định chụp Cộng hưởng từ (MRI) sọ não cấp cứu. Kết quả chụp MRI cùng các xét nghiệm cận lâm sàng xác định tổn thương nghiêm trọng: hẹp khít trên 90% đoạn nhánh động mạch cảnh trong bên phải, gây tắc nghẽn dòng máu lên não và dẫn đến tình trạng nhồi máu não cấp.
Hội Chẩn Liên Chuyên Khoa và Quyết Định Can Thiệp Trong “Giờ Vàng”
BS.CKI Hà Đức Thắng – Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh hội chẩn vào lúc 11h40, nhận định:
“Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau đầu dữ dội, méo miệng, ăn uống sặc”.
Kết quả MRI cho thấy hẹp rất nặng động mạch cảnh trong phải, đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Việc bệnh nhân đến viện trong khoảng thời gian này là vô cùng may mắn, nằm trong ‘giờ vàng’ cho phép can thiệp tái thông mạch máu.”
Trước tình huống nguy cấp, một cuộc hội chẩn liên chuyên khoa đã được Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh khẩn trương tổ chức, bao gồm các bác sĩ Cấp cứu, Chẩn đoán Hình ảnh, Nội Thần kinh và mời hội chẩn cùng chuyên gia về Can thiệp Mạch máu Thần kinh – ThS.BS Trang Mộng Hải Yên, Trưởng Đơn vị Can thiệp Mạch Thần kinh, Bệnh viện Thống Nhất.
ThS.BS Trang Mộng Hải Yên cho biết:
“Sau khi nhận thông tin và kết quả chẩn đoán hình ảnh từ Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, chúng tôi xác định đây là trường hợp nhồi máu não cấp do tắc động mạch lớn trong “giờ vàng”, có chỉ định can thiệp nội mạch cấp cứu. Hình ảnh chụp mạch máu não (DSA) khẳng định tình trạng tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong bên phải, gần như không còn dòng chảy lên não.”
Xem thêm: Nhồi máu cơ tim: Nguy cơ tiềm ẩn dù không có bệnh nền
Thủ Thuật Can Thiệp Nội Mạch Tái Thông Dòng Máu Não
Ekip các bác sĩ can thiệp đã quyết định tiến hành thủ thuật can thiệp nội mạch cấp cứu để tái thông mạch máu bị tắc. Dưới hướng dẫn của hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), các bác sĩ đã sử dụng kỹ thuật nong bóng (angioplasty) để mở rộng vị trí động mạch bị hẹp tắc.
Tiếp đó, một giá đỡ lòng mạch (stent) – thực chất là một khung lưới kim loại đặc biệt – đã được đặt vào lòng động mạch cảnh trong. Stent có vai trò như một “giàn giáo” giúp giữ cho lòng mạch máu mở rộng, tái lập và duy trì dòng chảy ổn định lên nuôi dưỡng não bộ.
Kết Quả Tích Cực Của Ca Phẫu Thuật Can Thiệp
Ca phẫu thuật can thiệp đã diễn ra thành công. Ngay sau khi kết thúc phẫu thuật và tỉnh thuốc mê, bệnh nhân N.T.K.L đã tỉnh táo hoàn toàn, có thể giao tiếp, trả lời chính xác các câu hỏi của nhân viên y tế với tình trạng cơ thể ổn định. Đáng mừng hơn cả, các bác sĩ không ghi nhận thêm bất kỳ dấu hiệu yếu liệt thần kinh nào mới. Hiện tại, bệnh nhân đang được theo dõi và chăm sóc tích cực tại phòng Hồi sức sau can thiệp của Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh.
Hình ảnh mạch máu não trước (bên trái) và sau khi đặt stent (bên phải)
Chia sẻ với bệnh viện, người nhà bệnh nhân không giấu được sự xúc động và biết ơn:
“Trước đây mẹ tôi đi khám mấy nơi nhưng chỉ xem kết quả rồi thôi, không điều trị bệnh. Sáng nay thấy bà bị méo miệng, tôi đưa vào Bệnh viện Vạn Hạnh ngay. Các bác sĩ ở đây tư vấn rất nhiệt tình, giải thích cặn kẽ, chuyên môn lại giỏi. Nhờ các bác sĩ mà mẹ tôi mới được cứu chữa kịp thời, giờ khỏe lên nhiều rồi. Gia đình tôi rất vui và vô cùng cảm ơn đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh.”
Đối với Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, thành công của ca cấp cứu này là kết quả cho năng lực chẩn đoán nhanh, chính xác và sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các chuyên khoa tại Bệnh viện. Đặc biệt, sự hợp tác chuyên môn chặt chẽ với các chuyên gia đầu ngành như Bệnh viện Thống Nhất trong can thiệp nội mạch thần kinh đã mang lại cơ hội sống và phục hồi chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân đột quỵ não.
Xem thêm: Nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối – Thách thức trong tim mạch can thiệp
Khuyến cáo từ bác sĩ: Khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa đột quỵ
Nhiều bệnh lý mạch máu não có thể âm thầm tiến triển trong nhiều năm mà không biểu hiện rõ ràng. Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt với người có nguy cơ cao (tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình đột quỵ…) là cách tốt nhất để phát hiện sớm và phòng ngừa hiệu quả.
Xem thêm: Thông tin các gói dịch vụ khám tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Khuyến cáo cần phải nâng cao nhận thức về các dấu hiệu sớm của đột quỵ (méo miệng, rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ,…) và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế có đủ năng lực cấp cứu, can thiệp đột quỵ ngay khi phát hiện triệu chứng để tận dụng tối đa “thời gian vàng”, giảm thiểu di chứng và bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
—————————————————
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, P.12, Q.10, Tp.HCM
Hotline: (+84) 028 3863 2553 – (+84) 028 3863 2554
Website: benhvienvanhanh.vn
Email: benhvienvanhanh@gmail.com