ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – BỆNH LÝ NGUY HIỂM MỌI NGƯỜI CẦN QUAN TÂM
Bệnh Đái tháo đường đang chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh lý mạn tính không lây của Việt Nam. Trước kia, bệnh thường xuất hiện ở những người ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên gần đây, bệnh càng ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đái tháo đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, cũng như làm tăng thêm gánh nặng về kinh tế. Để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau
Khái quát chung về bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là bệnh lý khá phổ biến, được nhiều người biết đến với tên gọi khác như bệnh tiểu đường.
Bệnh đái tháo đường là một tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn quá cao. Nó phát triển khi tuyến tụy của bạn không tạo ra đủ insulin hoặc bất kỳ thứ gì. Hoặc khi cơ thể bạn không phản ứng đúng cách với tác dụng của insulin. Bệnh ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Hầu hết các dạng bệnh Đái tháo đường đều là mãn tính (suốt đời) và tất cả các dạng đều có thể kiểm soát được bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống.
Bệnh đái tháo đường được chia thành 2 dạng chính: đáo thái đường type 1 và đáo thái đường type 2 và nhiều hơn thế
* Đái tháo đường type 1
- Loại này là một bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy của bạn, mà không rõ lý do. Có tới 10% những người mắc bệnh tiểu đường thuộc type 1. Bệnh này thường được chẩn đoán ở trẻ em và thanh niên, tuy nhiên bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi.
- Đái tháo đường type 1 có xu hướng gây nhiễm toan ceton dẫn đến hôn mê và tử vong. Đây là loại đái tháo đường do cơ chế tự miễn (95%) hoặc vô căn (5%), hiện chưa có biện pháp để phòng ngừa.
* Đái tháo đường type 2
- Với loại này, cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể bạn không phản ứng bình thường với insulin ( kháng insulin ). Đây là loại bệnh đái tháo đường phổ biến nhất. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn, nhưng trẻ em cũng có thể mắc bệnh này.
- Có nhiều nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 2, nhưng không có nguyên nhân chuyên biệt nào. Bệnh thường xuất hiện cùng một số bệnh khác như béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Nguy cơ bệnh gia tăng theo độ tuổi, béo phì và ít vận động. Đây là loại đái tháo đường có thể phòng ngừa được.
* Đái tháo đường thai kỳ
- Đái tháo đường thai kỳ là loại đái tháo đường được chẩn đoán ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, mà không có bằng chứng cho thấy bị đái tháo đường trước đó.
- Bệnh Đái tháo đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh khoảng 1-3 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Đái tháo đường type 2 trong tương lai
Các loại Đái tháo đường đặc biệt do các nguyên nhân khác, như Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường là gì?
- Thường xuyên đi tiểu.
- Luôn trong trạng thái khát nước.
- Nhanh đói, kể cả khi đang ăn.
- Người mệt mỏi, không có sức sống.
- Mắt cảm giác mờ, nhìn lóa hoặc không rõ vật.
- Vết thương lâu khỏi và dễ bị viêm loét.
- Đối với đái tháo đường tuýp 1, cân nặng bị giảm trầm trọng dù ăn nhiều hơn.
- Đối với đái tháo đường tuýp 2, thường có các biểu hiện ngứa ran, đau, tê tay hoặc chân.
Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán như thế nào?
Một số xét nghiệm có thể đo mức đường huyết của bạn:
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Glucose huyết đói được đo khi bệnh nhân nhịn ăn ( không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 – 14 giờ)
- Glucose huyết tưởng thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp đường
- HbA1c ≥ 6,5%
- Một số xét nghiệm cần làm
Cách phòng tránh bệnh đái tháo đường
Bạn không thể ngăn ngừa các dạng bệnh đái tháo đường tự miễn dịch và di truyền. Nhưng có một số bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ phát triển tiền đái tháo đường, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ, bao gồm:
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 5 ngày mỗi tuần, mỗi lần tập ít nhất 30 phút
- Giảm lượng carbohydrate tinh chế, bao gồm đường và các loại thực phẩm ngọt
- Ăn đầy đủ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bị thừa cân béo phì
- Không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia
- Kiểm soát các bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu.
Hiện nay, tỷ lệ mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng và trẻ hóa, kiểm tra đường huyết định kỳ 6 tháng đến 1 năm là cách đơn giản nhất để tầm soát đái tháo đường. Ngay khi có các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh nhân cần cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm, hạn chế biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh được đầu tư xây dựng khang trang, bố trí hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, quy tụ đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia nội tiết – đái tháo đường nhiều năm kinh nghiệm. Mang đến dịch vụ thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường và các bệnh lý nội tiết.
Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số tổng đài 028.3863.2553 các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ. Hoặc truy cập website: http://www.benhvienvanhanh.com đặt lịch hẹn qua điện website để được khám và điều trị nhanh chóng và tiện lợi.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website: benhvienvanhanh.vn
👉 Fanpge: Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Hạnh
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh