1. Tình hình dịch Sởi đáng lo ngại:
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay (tính đến chiều 15/03), cả nước ghi nhận gần 40.000 ca nghi mắc Sởi, trong đó có hơn 3.400 ca dương tính và 5 trường hợp tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo về sự gia tăng số ca mắc Sởi trên toàn cầu, nguyên nhân chính là do tỷ lệ tiêm vaccine thấp.
Tại Việt Nam, dịch Sởi đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh chóng, đặc biệt ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, thậm chí tử vong.
2. Nguyên nhân và nguy cơ:
- Tỷ lệ tiêm vaccine thấp: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự bùng phát dịch Sởi. Sau đại dịch COVID-19, nhiều bậc phụ huynh còn e ngại hoặc chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc tiêm vaccine phòng bệnh Sởi cho con trẻ.
- Tính chu kỳ của dịch: Sởi có xu hướng bùng phát theo chu kỳ khoảng 5 năm một lần. Hiện tại, Việt Nam đang trong chu kỳ bùng phát dịch.
- Biến đổi khí hậu: Thời tiết thay đổi thất thường làm gia tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm, bao gồm sởi.
- Lây lan nhanh chóng: Sởi là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao qua đường hô hấp. Một người mắc Sởi có thể lây cho 12-18 người khác.
- Di chuyển dân cư: Sự di chuyển giữa các vùng miền, đặc biệt là từ các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, góp phần làm lây lan dịch bệnh
- Miễn dịch cộng đồng chưa đạt yêu cầu: Để ngăn chặn sự lây lan của dịch Sởi, miễn dịch cộng đồng cần đạt ít nhất 95%. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở nhiều địa phương vẫn còn thấp.
Trước tình hình dịch Sởi đáng lo ngại, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh tham gia vào “Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Sởi năm 2025” của Bộ Y tế: khuyến cáo người dân chủ động đưa con em mình đi tiêm vaccine phòng bệnh Sởi đầy đủ và đúng lịch.
3. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lịch tiêm vaccine Sởi tối ưu là:
3.1. Các nước có dịch Sởi lưu hành:
- Mũi 1: Khi trẻ 9 tháng tuổi.
- Mũi 2: Khi trẻ 15-18 tháng tuổi.
3.2. Các nước đã loại trừ bệnh Sởi:
- Mũi 1: Khi trẻ 12 tháng tuổi.
- Mũi 2: Khi trẻ 15-18 tháng tuổi.
Đặc biệt, WHO cũng khuyến cáo tiêm bổ sung một mũi vaccine Sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trong trường hợp có dịch bùng phát hoặc nguy cơ mắc Sởi cao. Sau đó, trẻ vẫn cần được tiêm đủ 2 mũi theo lịch tiêm chủng mở rộng.
Vaccine là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Có nhiều loại vaccine Sởi khác nhau, khiến nhiều bậc phụ huynh băn khoăn. Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh có 2 loại vaccine Sởi:
Vaccine Sởi đơn (MVVAC)
Vaccine MVVAC được nghiên cứu và sản xuất bởi Polyvac.
Được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và những đối tượng chưa có kháng thể Sởi trong cơ thể:
“Khi trẻ còn nhỏ, kháng thể từ mẹ truyền sang giúp bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, lượng kháng thể này giảm dần theo thời gian. Đến 9 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm vaccine để tạo kháng thể chủ động.”
Vaccine MVVAC nằm trong “Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia” với 3 mũi:
- Mũi 1: Lần đầu trẻ đến tiêm (từ 9 đến dưới 12 tháng tuổi)
- Mũi 2 (MMR1): Tiêm sau mũi Sởi 1 ít nhất là 3 tháng
- Mũi 3 (MMR2): Tiêm sau mũi MMR1 ít nhất là 3 năm
Lưu ý: Đối với vùng có dịch Sởi hoặc vùng có nguy cơ cao về bệnh Sởi, thực hiện tiêm liều vaccine thứ nhất cho trẻ từ 6 tháng tuổi và tiêm liều tiếp theo theo khuyến cáo của “Hệ thống tiêm chủng mở rộng”.
Vaccine Sởi – Quai bị – Rubella (Vaccine Priorix)
Vaccine Priorix được tập đoàn Glaxosmithkline (GSK – Bỉ) nghiên cứu và phát triển.
Nhóm đối tượng và lịch tiêm chủng của vaccine Sởi – Quai bị – Rubella Priorix (Bỉ) chỉ định cho: Trẻ từ 9 tháng đến dưới 12 tháng tuổi tiêm vaccine Sởi lần đầu
Áp dụng lịch tiêm 3 mũi vaccine Sởi như sau:
- Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
- Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng
- Mũi 3: Hẹn tiêm lúc 4 – 6 tuổi hoặc tiêm cách mũi 2 ít nhất là 3 năm.
Đối với trẻ em từ 1 – 7 tuổi, áp dụng lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: Tiêm lần đầu tiên trong độ tuổi
- Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng
Đối với trẻ em từ 7 tuổi trở lên và người lớn, áp dụng lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: Lần đầu tiên trong độ tuổi
- Mũi 2: Cách mũi thứ 1 ít nhất là 1 tháng
Lưu ý: Khuyến cáo tiêm mũi 3 khi bùng dịch Sởi và cách mũi 2 ít nhất là 1 tháng.
Vaccine Sởi – Quai bị – Rubella (Vaccine MMRII)
Vaccine MMR II được tập đoàn Merck Sharp and Dohm (Mỹ) nghiên cứu và phát triển.
Loại vaccine này được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn với phác đồ tiêm như sau:
Trẻ từ 12 tháng đến dưới 7 tuổi (chưa tiêm Sởi đơn hay MMRII), áp dụng lịch tiêm 2 mũi vaccine Sởi như sau:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
- Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi
Đối với trẻ em từ 7 tuổi và người lớn, áp dụng lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
Lưu ý: Lịch tiêm khi có dịch Sởi đối với trẻ nhỏ từ 6 – 12 tháng tuổi; trẻ nên tiêm mũi thứ 2 lúc 12 – 15 tháng tuổi và tái chủng lúc 4 – 6 tuổi
Tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, chúng tôi luôn tuân thủ các khuyến cáo của WHO và chỉ đạo của Bộ Y tế trong việc tiêm phòng vaccine Sởi.
Chúng tôi đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn, từ khâu bảo quản vaccine, kiểm tra sức khỏe trước tiêm đến theo dõi sau tiêm, nhằm mang lại sự yên tâm cho người dân. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ để đảm bảo mỗi mũi tiêm đạt hiệu quả cao nhất.
Việc tiêm vaccine Sởi không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần xây dựng cộng đồng miễn dịch vững chắc, ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh khuyến khích các bậc phụ huynh đưa trẻ đến tiêm chủng đúng lịch để đảm bảo trẻ được bảo vệ toàn diện ngay từ những năm đầu đời.
Đặt lịch tiêm phòng Vaccine Sởi gọi ngay đến hotline Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh:
(+84) 028 3863 2553 hoặc (+84) 028 3863 2554
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, P.12, Q.10, Tp.HCM
Hotline: (+84) 028 3863 2553 – (+84) 028 3863 2554
Website: benhvienvanhanh.vn
Email: benhvienvanhanh@gmail.com