Liệt dây thần kinh số VII là một rối loạn thần kinh phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cơ mặt, gây mất đối xứng và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể khởi phát đột ngột hoặc tiến triển từ từ, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh mặt.
1. Tổng quan về liệt dây thần kinh số VII
Dây thần kinh số VII (hay còn gọi là dây thần kinh mặt) là dây thần kinh hỗn hợp, chịu trách nhiệm điều khiển vận động các cơ vùng mặt, cảm giác vị giác ở 2/3 trước lưỡi và điều tiết tuyến lệ, tuyến nước bọt.
Khi dây thần kinh số VII bị tổn thương, bệnh nhân sẽ mất khả năng điều khiển các cơ mặt, dẫn đến tình trạng liệt dây thần kinh số VII. Đây là nguyên nhân khiến gương mặt trở nên lệch, mắt nhắm không kín khi liệt thần kinh VII ngoại biên, miệng méo và khó biểu lộ cảm xúc.
2. Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số VII
2.1. Liệt mặt ngoại biên (Bell’s Palsy)
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm 60–75% các trường hợp liệt mặt không rõ nguyên nhân. Bệnh thường khởi phát đột ngột, không kèm theo các tổn thương thần kinh trung ương.
Một số yếu tố liên quan:
- Virus Herpes simplex type 1 (HSV-1) gây viêm, phù nề dây thần kinh mặt.
- Rối loạn miễn dịch, stress kéo dài, suy giảm sức đề kháng.
2.2. Nguyên nhân nhiễm trùng
- Virus: HSV-1, Varicella-zoster (gây hội chứng Ramsay Hunt), Epstein-Barr, Cytomegalovirus.
- Vi khuẩn: Viêm tai giữa cấp, viêm tai xương chũm mạn có cholesteatoma, lao tai, bệnh Lyme, lao màng não, viêm màng não mủ.
2.3. Nguyên nhân chấn thương
- Chấn thương sọ não, gãy xương thái dương.
- Tai biến sau phẫu thuật vùng tai xương chũm – tuyến mang tai – nền sọ.
2.4. Nguyên nhân mạch máu
- Đột quỵ não (nhồi máu hoặc xuất huyết não).
- Huyết khối ở các nhánh động mạch nền cấp máu cho thân não.
2.5. Các nguyên nhân khác
- Bệnh tự miễn: Lupus ban đỏ hệ thống (SLE), sarcoidosis, hội chứng Guillain-Barré.
- U chèn ép: U dây thần kinh số VII, u góc cầu tiểu não, u tuyến mang tai.
- Bệnh lý chuyển hóa: Đái tháo đường làm tổn thương vi mạch thần kinh.
- Hội chứng Melkersson-Rosenthal: Gây phù môi, nếp nhăn lưỡi và liệt mặt tái phát nhiều lần.
Xem thêm tại: Những bệnh lý có thể phát hiện bằng phương pháp chụp MRI
3. Triệu chứng của liệt dây thần kinh số VII
3.1. Liệt mặt ngoại biên (Bell’s Palsy)
- Khởi phát đột ngột, tối đa sau 24–48 giờ.
- Mất vận động toàn bộ nửa mặt bên tổn thương:
- Mắt không nhắm kín, rãnh mũi–má bị xóa, miệng lệch về bên lành.
- Không thể nhăn trán, phồng má hoặc huýt sáo.
- Rối loạn tiết lệ: chảy nước mắt sống hoặc khô mắt.
- Giảm vị giác ở 2/3 trước lưỡi.
- Tăng nhạy cảm với âm thanh (hyperacusis) nếu tổn thương gần xương bàn đạp.
3.2. Liệt mặt trung ương
- Ảnh hưởng nửa dưới mặt, vùng trán vẫn cử động bình thường.
- Kèm theo: yếu liệt tay chân, rối loạn ngôn ngữ, nhìn đôi – dấu hiệu thường gặp trong đột quỵ não.
- Chẩn đoán liệt dây thần kinh số VII
4.1. Khám lâm sàng
- Đánh giá mức độ liệt theo thang điểm House-Brackmann
- Phân biệt rõ giữa liệt ngoại biên và liệt trung ương
4.2. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Phát hiện nhiễm trùng, bệnh tự miễn, đái tháo đường.
- MRI/CT scan sọ não: Tầm soát đột quỵ, u chèn ép dây thần kinh.
- Điện cơ (EMG) và đo dẫn truyền thần kinh (NCV): Đánh giá tổn thương và tiên lượng hồi phục.
Xem thêm tại: Dịch Sởi bùng phát: chủ động tiêm ngừa vaccine để bảo vệ con trẻ
5. Phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số VII
5.1. Điều trị nội khoa
- Corticosteroid (Prednisone): chỉ dùng trong điều trị liệt Bell, không dùng trong liệt mặt do đột quỵ não; Tối ưu hiệu quả trong 72 giờ đầu khởi phát liệt Bell
- Thuốc kháng virus (Acyclovir, Valacyclovir): Dùng khi nghi ngờ nhiễm virus.
- Giảm đau, giãn cơ nếu xuất hiện co thắt cơ mặt.
- Bảo vệ mắt: Sử dụng nước mắt nhân tạo, mỡ tra mắt, băng che mắt phòng loét giác mạc.
5.2. Vật lý trị liệu
- Xoa bóp, châm cứu, kích thích điện cơ mặt.
- Bài tập vận động các nhóm cơ mặt nhằm phục hồi chức năng.
5.3. Phẫu thuật
- Áp dụng trong trường hợp u chèn ép, tổn thương dây thần kinh do chấn thương không hồi phục.
Khám và điều trị liệt dây thần kinh số VII tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh là địa chỉ uy tín với:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nội – Ngoại Thần kinh nhiều năm kinh nghiệm.
- Trang thiết bị hiện đại: MRI, CT scan, điện cơ đồ, NCV, …
- Phác đồ điều trị cá nhân hóa, hỗ trợ phục hồi toàn diện.
6. Tiên lượng và biến chứng
- Khoảng 70–80% bệnh nhân liệt mặt ngoại biên có thể hồi phục hoàn toàn sau 3–6 tháng nếu được điều trị kịp thời.
- Biến chứng có thể gặp:
- Co cứng cơ mặt, co giật cơ mặt, hoặc đồng vận (cử động không chủ ý)
- Loét giác mạc do khô mắt nếu không được bảo vệ
7. Phòng ngừa liệt dây thần kinh số VII
- Điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm tai mũi họng.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp.
- Tiêm phòng vaccine chống virus zona thần kinh.
- Duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng kéo dài.
Liệt dây thần kinh số VII là bệnh lý thường gặp, BN cần phải đến bệnh viện có đủ các chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán xác định liệt trung ương hay ngoại biên; Từ đó; bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị tương thích. Đối với liệt VII ngoại biên có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Việc kết hợp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, y học cổ truyền và chăm sóc hỗ trợ sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi chức năng cơ mặt, hạn chế biến chứng lâu dài. Liệt dây thần kinh VII trung ương trong nhiều trường hợp là dấu hiệu cảnh báo của cấp cứu thần kinh, thường gặp nhất là đột quỵ não.
—————————————————————————
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, P.12, Q.10, Tp.HCM
Hotline: (+84) 028 3863 2553 – (+84) 028 3863 2554
Website: benhvienvanhanh.vn
Email: benhvienvanhanh@gmail.com