Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên thế giới. Phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ đột quỵ và chủ động điều trị dự phòng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong và tàn phế do đột quỵ.
Trường hợp dưới đây là một minh chứng cụ thể cho vai trò quan trọng của việc tầm soát yếu tố nguy cơ và chủ động điều trị dự phòng đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh.
Trường hợp lâm sàng:
Bệnh nhân Nam, 57 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá thời thanh niên. Bệnh nhân không bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường nhưng có rối loạn lipid huyết.
Trước đó, bệnh nhân từng được khám và điều trị bằng thuốc tim mạch tại địa phương nhưng các triệu chứng ngày càng tiến triển nặng, thuốc không còn đáp ứng.
Khi vào TP. Hồ Chí Minh thăm con, bệnh nhân lên cơn choáng và quyết định đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh.
Chẩn đoán:
Qua khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng, các Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh ghi nhận bệnh nhân có các biểu hiện: chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, đi đứng không vững – tình trạng này đã kéo dài hơn một năm và có xu hướng nặng lên trong khoảng một tháng gần đây.
- Trên cơ sở đánh giá lâm sàng, Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có nguy cơ cao bị đột quỵ và chỉ định thực hiện tầm soát đột quỵ, bao gồm chụp MRI sọ não.
- Kết quả hình ảnh chụp MRI mạch máu não cho thấy: bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh trong hai bên. Trong đó bên phải hẹp khoảng 40% và bên trái hẹp nghiêm trọng đến 90%.
Xem thêm: Liệt dây thần kinh số VII: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị hiệu quả
Điều trị chủ động can thiệp thần kinh:
Sau khi được các Bác sĩ tư vấn về nguy cơ và phương pháp điều trị, bệnh nhân cùng gia đình đã đồng ý chủ động thực hiện can thiệp nội mạch đặt stent động mạch cảnh nhằm cải thiện lưu lượng máu lên não và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ do bong mảng xơ vữa về sau.
Thủ thuật nong rộng và đặt stent tại động mạch cảnh trong bên trái (bị hẹp đến 90%) được thực hiện thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh.
Hình 1. Động mạch cảnh trong bên trái trước can thiệp
Hình 2. Động mạch cảnh trong bên trái sau can thiệp
Kết quả điều trị và theo dõi:
Ngay sau can thiệp, các triệu chứng lâm sàng như đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng được cải thiện rõ rệt.
Về lâu dài, sau khi đặt stent, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi kết hợp điều trị bằng thuốc dự phòng đột quỵ theo phác đồ điều trị.
Xem thêm: Bệnh nhân đột quỵ được cứu sống nhờ can thiệp mạch kịp thời trong “giờ vàng”
TẦM QUAN TRỌNG CỦA TẦM SOÁT VÀ DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ
Trường hợp trên cho thấy bệnh nhân đã may mắn có các dấu hiệu cảnh báo sớm và được tầm soát đột quỵ kịp thời trước khi xảy ra tổn thương nghiêm trọng.
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao có thể đánh giá toàn diện nguy cơ đột quỵ, từ đó đưa ra phác đồ can thiệp sớm và hiệu quả.
Kỹ thuật đặt stent động mạch cảnh – một trong những phương pháp can thiệp thần kinh tiên tiến đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh – đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong phòng ngừa đột quỵ tái phát cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Xem thêm: Thông tin các gói dịch vụ khám tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh
KHUYẾN CÁO TỪ BÁC SĨ
Bác sĩ khuyến cáo:
- Người trên 50 tuổi nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ, phát hiện và dự phòng nguy cơ đột quỵ
- Duy trì lối sống lành mạnh, vận động đều đặn, chế độ ăn hợp lý, hạn chế chất béo bão hòa, không hút thuốc lá, kiểm soát stress và giấc ngủ đầy đủ nhằm hạn chế các yếu tố nguy cơ.
Phát hiện sớm – Can thiệp kịp thời – Chủ động bảo vệ sức khỏe não bộ chính là thông điệp mà Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh luôn hướng tới trong công tác chăm sóc và điều trị bệnh lý mạch máu não cho cộng đồng.
———————————————
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, P.12, Q.10, Tp.HCM
Hotline: (+84) 028 3863 2553 – (+84) 028 3863 2554
Website: benhvienvanhanh.vn
Email: benhvienvanhanh@gmail.com