Theo thống kê, Loãng xương đứng hàng thứ 4 trong số các bệnh lý tốn kém nhiều chi phí điều trị nhất chỉ sau bệnh tim thiếu máu, sa sút trí tuệ và ung thư phổi. Hội Loãng xương TP.HCM ước tính, có khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang bị loãng xương, đến năm 2030 có số năng sẽ tăng lên khoảng hơn 4,5 triệu người và độ tuổi mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Nguyên nhân gây loãng xương
Loãng xương là tình trạng xương bị suy yếu, mật độ xương ngày một giảm dần, trở nên mỏng manh và dễ gãy do bị mất khoáng chất cần thiết (Canxi) và chưa được thay thế. Bệnh lý tiến triển thầm lặng trong nhiều năm và không có triệu chứng rõ rệt cho đến khi được chẩn đoán sau gãy xương do ngã hoặc va chạm nhẹ.
Mất xương thường diễn ra tại các xương chịu lực như xương chậu, xương đùi, xương chè, xương sống,..
Nguyên nhân chính dẫn đến loãng xương là sự lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone ở nam giới. Tuổi tác tăng, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn số lượng tạo ra, mật độ xương giảm đáng kể từ đó gây bệnh loãng xương. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này gồm:
- Chế độ ăn uống thiếu Canxi.
- Cơ thể thiếu hụt Vitamin D.
- Lạm dụng thuốc lá, rượu bia
- Uống nhiều hơn ba tách cà phê mỗi ngày khiến cơ thể hấp thụ quá mức Caffein cho phép (gây mất canxi qua nước tiểu)
- Cơ thể không thường xuyên vận động thể chất làm xương chịu lực thiếu sự dẻo dai, bền bỉ.
- Do mãn kinh sớm (trước 45 tuổi).
- Thiếu chất dinh dưỡng, thấp bé nhẹ cân.
- Sử dụng thuốc Corticosteroid liều cao hơn 3 tháng trong điều trị hen suyễn, viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn.
- Người mắc một số bệnh lý: bệnh tuyến giáp, gan, thận mãn tính hoặc người đang gặp phải các tình trạng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng như bệnh Crohn, Celiac và một số bệnh lý viêm ruột, cắt đoạn dạ dày, ruột non.
- Người điều trị hóa trị, xạ trị có thể mắc loãng xương thứ phát.
Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh loãng xương
Tình trạng mất xương (giảm mật độ xương) do loãng xương thường không gây đau và không có dấu hiệu rõ ràng. Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh cho tới khi đến thăm khám do chấn thương sau khi té ngã, va đập nhẹ.
- Người bệnh dễ bị chấn thương khi té ngã, va đập nhẹ; giảm chiều cao, dáng đi lom khom, gù lưng.
Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, bạn nên khám tổng quát 6 tháng/ lần để kiểm tra sức khỏe xương khớp. Đặc biệt, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh thường gặp phải các rối loạn chuyển hóa xương, nam từ 50 đến 60 có các nguy cơ gãy xương và bệnh lý phối hợp nên khám loãng xương để được chẩn đoán và phòng ngừa nguy cơ loãng xương tiến triển nặng.
Đo loãng xương giúp phát hiện và điều trị sớm loãng xương
Đo loãng xương/ đo mật độ xương (Bone Mineral Density – BMD) là kỹ thuật sử dụng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép hay chụp CT để xác định hàm lượng Canxi và các khoáng chất có trong xương.
Đo mật độ xương sớm sẽ giúp sớm phát hiện những vấn đề về loãng xương (xương mỏng, yếu) và mất xương (giảm khối lượng xương) để có hướng điều trị càng sớm càng tốt. Cụ thể xét nghiệm sẽ được thực hiện nhằm mục đích:
- Cần đo loãng xương nếu bạn đã bị gãy xương
- Dự đoán khả năng gãy xương trong tương lai: đánh giá nguy cơ gãy xương hông và gãy xương chính trong vòng 10 năm theo mô hình FRAX.
- Xác định tỷ lệ mất xương
Đo loãng xương cũng sẽ giúp xem xét phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng loãng xương tùy theo tình trạng người bệnh. Các phương pháp điều trị hiện tại gồm dùng thuốc và không dùng thuốc.
- Phương pháp không sử dụng thuốc: Thay đổi chế độ sinh hoạt, tập luyện tăng cường sự dẻo dai cho cơ bắp, bổ sung Canxi và Vitamin D, kiểm soát cân nặng.
- Phương pháp dùng thuốc: Khi điều trị loãng xương, người bệnh cần bổ sung đủ lượng canxi khoảng 600 – 800 mg/ngày, và 1.000 – 1.200 mg/ngày ở người lớn tuổi, lượng vitamin D cần thiết khoảng 800 – 1000 IU/ngày cho cơ thể.
Ngoài ra, tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm và sử dụng các loại thuốc điều trị loãng xương phù hợp với tình trạng của từng người bệnh.
Ai nên đo loãng xương sớm
Đo loãng xương sớm có vai trò vô cùng quan trọng trong ngăn ngừa loãng xương tiến triển. Dựa vào các yếu tố nguy cơ, các nhóm đối tượng nên tiến hành đo mật độ xương sớm bao gồm:
- Phụ nữ sau mãn kinh
- Nhóm cao tuổi phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi
- Hút thuốc
- Tiền sử gia đình bị gãy xương hông
- Sử dụng thuốc steroid lâu dài hoặc một số loại thuốc gây cản trở quá trình tái tạo xương và gây loãng xương
- Người mắc một số bệnh, bao gồm viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường loại 1, bệnh gan, suy thận, bệnh tuyến giáp.
- Tiêu thụ rượu quá mức
- BMI thấp (chỉ số khối cơ thể)
- Đàn ông trong độ tuổi từ 50 đến 69 tuổi điều trị glucocorticoid kéo dài, lạm dụng thuốc lá và rượu, giảm năng tuyến sinh dục nam (Hypogonadism).
7 thói quen giúp dự phòng loãng xương
Nhiều người lầm tưởng loãng xương do tuổi tuổi già, tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt,… để làm chậm sự tiến triển của bệnh và cần thiết trong việc giảm thiểu tối đa các biến chứng về sau. Vì vậy hãy duy trì các thói quen sau để dự phòng loãng xương:
- Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu canxi và Vitamin D thông qua các thực phẩm trong chế độ hằng ngày như: Trứng, sữa, cá, hải sản, các loại hạt, rau có màu xanh đậm
- Duy trì cân nặng theo chỉ số MBI lý tưởng: Thiếu cân hay suy dinh dưỡng làm tăng hiện tượng mất xương, béo phì tạo sức ép lên khớp vì vậy cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
- Vận động hợp lý: Các bài tập vận động cơ thể phù hợp sẽ thúc đẩy làm tăng mật độ xương và cải thiện sự cân bằng để hạn chế nguy cơ té ngã.
- Phơi nắng sớm: Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi của xương, loại vitamin này 85% được tạo ra khi da ta tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời và 15 – 20% từ thực phẩm.
- Hạn chế thực phẩm đóng hộp và nước có gas: Các thực phẩm này có chứa một lượng lớn muối natri và acid photphoric lớn có tác dụng đào thải và ngăn cơ thể hấp thụ canxi.
- Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá: các yếu tố này là một trong những nguyên nhân gây loãng xương
- Kiểm tra mật độ xương định kỳ: giúp xác định được độ chắc khỏe của xương đồng thời phát hiện sớm loãng xương (nếu có)
Sữa là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp bạn phòng ngừa loãng xương nhờ cung cấp nhiều canxi và phospho – thành phần quan trọng cấu thành nên xương.
Theo các nghiên cứu, sau khi đạt khối lượng xương đỉnh từ 30 – 40 tuổi, chúng sẽ hụt mất khoảng 0,5 – 2% mỗi năm, tùy thuộc vào cơ địa và thể chất của mỗi người. Đồng thời, nếu khối lượng xương đỉnh ở tuổi trưởng thành tăng được 10% thì sẽ làm chậm nguy cơ loãng xương lên đến 13 năm.
Vì vậy không chỉ cả nữ giới mà nam giới cũng cần bắt đầu uống sữa để ngăn ngừa loãng xương, hạn chế tối đa tình trạng xương bị tổn thương do tuổi tác. Tăng cường vận động và tập luyện để tăng sự dẻo dai và chất lượng xương, làm chậm sự xuất hiện của bệnh loãng xương tuổi già.
Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh là địa chỉ uy tín để bạn có thể an tâm thực hiện đo loãng xương với hệ thống máy đo loãng xương hiện đại được tích hợp nhiều công năng quan trọng khác như đánh giá nguy cơ gãy xương, vôi hóa… Ưu điểm vượt trội của máy so với các thế hệ trước là thời gian quét rất ngắn dưới 10 giây cho một bộ phận, loại bỏ lỗi biến dạng hình ảnh, độ phân giải cao, qua đó trả ra hình ảnh chất lượng, rõ nét và cho kết quả nhanh chóng.
Đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, chẩn đoán, phân tích bệnh cho từng cá nhân, loại loại bỏ các yếu tố gây nhiễu như gai xương khớp,.. giúp đánh giá kết quả chính xác nhất. Dựa vào tình trạng của bạn các bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, chăm sóc phù hợp ngăn ngừa tình trạng loãng xương tiến triển.
__________________________________________________
? Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
? Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
? Website benhvienvanhanh.vn
? Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh