Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Đây là bệnh mạn tính phổ biến cao và có ở khắp nới thế giới. Tỷ lệ thoái hóa khớp trong cộng đồng gia tăng theo tuổi. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế Giới, năm 2019 có khoảng 528 triệu người trên thế giới bị thoái hóa khớp gia tăng 115% so với năm 1990. Trong đó có khoảng 73% số người thoái hóa khớp có tuổi từ 55 trở lên và 60% trong số đó là nữ. Như vậy nữ bị thoái hóa khớp nhiều hơn nam. Ở Việt Nam theo thống kê có khoảng 30% số người từ 35 tuổi trở lên có biểu hiện thoái hóa khớp. Tỷ lệ này tăng lên 65% ở người từ 65 tuổi trở lên và trên 85 tuổi thì có tới 85% người bị thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp không chỉ là hậu quả tất yếu của lão hóa mà với tuổi thọ trung bình của dân số thế giới gia tăng đồng nghĩa với dân số già của thế giới cũng gia tăng cùng với tỷ lệ béo phì và chấn thương cũng gia tăng nên dự kiến tỷ lệ thoái hóa khớp cũng vì thế mà tăng thêm. Thoái hóa khớp gối thường gặp nhất rồi đến thoái hóa khớp háng và khớp bàn tay.
Hình 1: Tỷ lệ các khớp thoái hóa phổ biến trên toàn cầu lưu hành theo độ tuổi. Đối với mỗi nhóm tuổi, cột bên trái hiển thị dữ liệu về các thoái hóa khớp phổ biến thống kê năm 1990, cột bên phải thể hiện dữ liệu về các thoái hóa khớp phổ biến thống kê năm 2019. Các đường nét đứt biểu thị tỷ lệ lưu hành chuẩn theo tuổi của thoái hóa khớp trên toàn cầu vào năm 1990 và đường nét liền biển hiện tỷ lệ lưu hành lưu hành chuẩn theo tuổi của thoái hóa khớp trên toàn cầu năm 2019. Đường nét liền và nét đứt màu đen thống kê chung cho cả hai giới. Đường màu cam thể hiện thống kê cho giới nữ. Đường màu xanh biểu thị thống kê cho giới nam.
Ký hiệu màu sắc ở các cột trong biểu đồ:
Màu xanh: Khớp gối. Màu hồng: khớp háng.
Màu xanh lá󠆲: khớp bàn tay. Màu vàng: các khớp khác.
Khoảng 344 triệu người có thoái hóa khớp mức độ trung bình đến nặng có lợi ích từ tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng [1].
Thoái hóa khớp là sự xuống cấp của tất cả các thành phần của khớp bao gồm khớp, phương tiện giữ khớp và mô mềm cạnh khớp. Thoái hóa khớp gây sưng, đau, cứng khớp, làm giảm chức năng của khớp, ảnh hưởng tới khả năng vận động tự do của người bệnh và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và là nguyên nhân đứng hàng thứ 10 trong gánh nặng không tử vong trên thế giới, chiếm 2,5% số năm phải sống chung với khuyết tật [2].
Thoái hóa khớp gối – Hình ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Triệu chứng của thoái hóa khớp.
Các triệu chứng của thoái hóa khớp thường tiến triển chậm và gia tăng theo thời gian. Các triệu chứng thường gặp trong thoái hóa khớp bao gồm:
Đau: Các khớp có biểu hiện đau trong hay sau khi vận động.
Cứng khớp: Xuất hiện buổi sáng khi mới ngủ dậy hay sau bất động lâu. Thường kéo dài dưới 30 phút.
Đau khớp: Khớp có thể bị đau khi ấn nhẹ vào khớp hay mô cạnh khớp.
Hạn chế vận động khớp: Các khớp không vận không hết tầm.
Tăng nhạy cảm khớp: Các khớp đau khi vận động. Khi cử động khớp có thể nghe tiếng lắc rắc, lạo rạo trong khớp.
Gai xương: Xung quanh khớp có lắng đọng canxi tạo ra những vùng xương thừa cãnh các khớp thường được gọi là gai xương.
Sưng nề: Các khớp như to ra do sưng nề mô cạnh khớp hay gia tăng lượng dịch trong ổ khớp. Có thể cảm giác yếu khớp hay khớp không vững khi vận động.
Khi nào cần gặp bác sĩ.
Khi chúng ta có các triệu chứng đau khớp, cứng khớp chúng ta đừng bỏ qua, hãy tới gặp bác sĩ. Việc biết được chúng ta có thoái hóa khớp hay chưa hay có bệnh lý nền về khớp hay không là rất quan trọng cho việc bảo vệ chức năng khớp và phòng ngừa và làm chậm thoái hóa khớp. Giúp chúng ta sử dụng khớp an toàn và lâu bền hơn.
Nguyên nhân
Thoái hóa khớp xảy ra khi lớp sụn bao bọc các đầu xương trong khớp của bạn bị rách vỡ, bào mòn, khi lớp bảo vệ bị tổn thương các đầu xương sẽ va chạm khi khớp củ động sẽ gây đau và làm mất chức năng của khớp.
Bên cạnh đó các tổn thương gân, dây chằng do viêm, thoái hóa, và sự xuống cấp của bao khớp, mô mềm, là các phương tiện giữ và bảo vệ khớp đều là nguyên nhân gây thóa hóa khớp.
Yếu tố nguy cơ
Có nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng thoái hóa khớp bao gồm:
Tuổi: Nguy cơ thoái háo khớp gia tăng theo tuổi. Tuổi càng cao thoái hóa khớp càng tăng.
Giới: Theo thống kê phụ nữ bị thoác hóa khớp nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân chưa được rõ.
Béo phì: Việc phải mang thêm trọng lượng cơ thể dôi ra sẽ làm gia tăng thoái hóa khớp. Trọng lượng cơ thể thừa càng tăng càng làm gia tăng thoái hóa khớp. Ngoài ra mô mỡ cao sẽ gia tăng các protein có thể gây viêm và có hại cho khớp.
Chấn thương. Có tiền sử chấn thương hay phẫu thuật vào khớp. Sử dụng khớp quá nhiều hay các động tác lặp đi lặp lại thường xuyên trên khớp.
Khiếm khuyết giải phẫu. Trục khớp lệch, biến dạng khớp, do bệnh lý viêm mạn tích làm dính khớp.
Tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp.
Chẩn đoán.
Việc khám lâm sàng kết hợp với chụp x-quang khớp giúp đánh giá mức độ thoái hóa khớp. Cũng cần xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khớp khác đi kèm để có chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Chụp cộng hưởng từ – MRI giúp chẩn đoán sớm các tổn thương phối hợp như đứt dây chằng, tổn thương sụn chêm như rách, thoát vị để có biện pháp điều trị hữu hiệu hơn. Các vấn đề về xương và khớp có thể kết hợp chụp cắt lớn vi tính – CT-scanner giúp đánh giá tổn thể và đưa ra phương thức điều trị thích hơp.
Điều trị
Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa khớp cũng như bệnh lý khớp phồi hợp và bệnh lý đi kèm khác mà phương thức điều trị đưa ra phải được cá thể hóa để thích hợp cho từng đối tượng. Thoái hóa khớp gia tăng theo tuổi, khi tuổi gia tăng thi thoái hóa khớp cũng tăng lên. Người bệnh sẽ cùng lúc phải điều trị nhiều bệnh lý cùng một lúc, không tránh khỏi quá nhiều thuốc phải dùng. Chính vì vậy mà việc điều trị kết hợp nhiều biện pháp không dùng thuốc và dùng thuốc điều trị trong thoái hóa khớp gối là cần thiết để rút ngắn thời gian điều trị, mau phục hồi chức năng vận động và bảo vệ chức năng gan thận cho người có tuổi.
Tại bệnh viện Vạn Hạnh, bên cạnh việc sử dùng các thuốc giảm đau kháng viêm điều trị thoái hóa khớp theo hướng dẫn điều trị Quốc tế, bệnh viện chúng tối đã áp dụng các biện pháp điều trị phối hợp rất hiệu quả phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng cá nhân tới khám bệnh. Điều này giúp gia tăng hiệu quả điều trị, phục hồi chức năng vận động khớp và giảm thời gian phải sống chung với khuyết tật. Các biện pháp điều trị hỗ trợ giúp giảm viêm, giảm đau nhanh như vật lý trị liệu, châm cứu, kết hợp liệu pháp bổ sung chất nhờn hay huyết tương giàu tiểu cầu, liệu pháp tế bào gốc, đều là những điều trị hỗ trợ làm gia tăng hiệu quả bởi ngoài chức năng bôi trơn, giảm sốc do quá tải lực, phục hồi những chấn thương rách, đứt bán phần các dây chằng sau chấn thương. Đây chính là nghệ thuật trong việc lựa chọn và phối hợp các phương thức điều trị mà người bệnh sẽ được trải nghiệm khi thăm khám tại bệnh viện.
Thoái hóa khớp vẫn là mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Sự phổ biến của Thoái hóa khớp gia tăng và đa dạng theo vị trí địa lý và khớp bị ảnh hưởng. Phòng ngừa và điều trị sớm là then chốt để giảm nhẹ gánh nặng ngày càng tăng của thoái hóa khớp.
BS CKII Nguyễn Thị Thiên Hà
- who, Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. 2019.
- Long, H., et al., Prevalence Trends of Site-Specific Osteoarthritis From 1990 to 2019: Findings From the Global Burden of Disease Study 2019. Arthritis Rheumatol, 2022. 74(7): p. 1172-1183.
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết” Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, P.12, Q.10, Tp.HCM Hotline: (+84) 028 3863 2553 – (+84) 028 3863 2554 Website: benhvienvanhanh.vn Email: benhvienvanhanh@gmail.com |