Rối loạn tiêu hóa là những bất thường xảy ra ở đường tiêu hóa, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sông sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, nếu để tình trạng này tiến triển trong thời gian dài mà không có biện pháp điều trị thích hợp sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa?
Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa như thế nào?
Quá trình tiêu hóa bao bắt đầu từ phá vỡ và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, sau đó chất dinh dưỡng qua thành ruột và vào máu. Đầu tiên tại miệng, khi nhai, thức ăn được trộn cùng enzyme trong nước bọt sau đó được đưa xuống dạ dày thông qua thực quản, bị phân hủy và nghiền nát do sự co bóp của dạ dày.
Tại ruột, dịch tiêu hóa từ túi mật và tuyến tụy sẽ tiếp tục thực hiện phân hủy thức ăn lần nữa. Các chất dinh dưỡng đi qua thành ruột và hấp thụ vào máu. Lượng thức ăn không được hấp thụ sẽ kết hợp với tế bào chết chuyển hóa thành phân trong ruột già và được thải ra hậu môn.
Quá trình tiêu hóa bình thường sẽ diễn ra như trên. Rối loạn xảy ra gây ảnh hưởng đến các giai đoạn trong quá trình tiêu hóa và gây ra các triệu chứng khó chịu như đau dụng, buồn nôn, đây hơi, khó tiêu,…
Xem thêm: Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Biến chứng của rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là hậu quả của nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Vì vậy, hội chứng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, chẳng hạn như:
- Bệnh cấp tính: viêm ruột thừa, thủng dạ dày…
- Các vấn đề đường ruột: viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày, thiếu máu cục bộ đường ruột, ung thư…
- Các rối loạn nguy hiểm: Tắc ruột, viêm tụy cấp…
Đặc biệt, rối loạn tiêu hóa có thể là tình trạng nguy hiểm vì vậy người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác kịp thời nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng sau
- Đau bụng dữ dội và liên tục.
- Nhịp tim nhanh.
- Huyết áp thấp.
- Đổ mồ hôi, choáng váng, đầu óc không tỉnh táo.
- Vùng bụng bị sưng.
- Đau khi chạm nhẹ vào bụng.
Chẩn đoán rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa được chẩn đoán dựa trên kết quả khám và đánh giá tâm lý (nếu có), một số phương pháp chẩn đoán phù hợp sẽ được thực hiện để có kết luận chính xác gồm:
- Xét nghiệm chung về chức năng các cơ quan như gan thận, huyết học, sinh hoá máu và xét nghiệm liên quan đến axit, hiện tượng trào ngược.
- Nội soi ống tiêu hoá.
- Nội soi ổ bụng.
- Đo áp lực nhu động thực quản.
- Xét nghiệm máu ẩn trong phân.
- Siêu âm.
- Chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI.
- Chụp X-quang.
Thông qua kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn tiêu hóa từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị rối loạn tiêu hóa
Điều trị rối loạn hệ tiêu hóa sẽ phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán, nguyên nhân gây bệnh…Điều trị rối loạn tiêu hóa bao gồm thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Một số điều sẽ được thực hiện trong quá trình điều trị bệnh như:
- Nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
- Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu và có lợi cho hệ tiêu hóa
- Tránh các loại thực phẩm chứa dầu mỡ, gia vị cay nóng, nhiều axit, đồ tái sống…
- Dùng các loại thuốc để làm giảm triệu chứng, chẳng hạn như thuốc nhuận tràng, thuốc trị táo bón…
- Sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng buồn nôn, có thể hỗ trợ bù nước ( hoặc sử dụng qua đường tĩnh mạch).
Chủ động phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Chủ động phòng ngừa rối loạn tiêu hóa vô cùng cần thiết và quan trọng, ngăn ngừa được bệnh tiến triển và các ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống và sinh hoạt củ người bệnh.
1. Tránh các tác nhân ảnh hưởng không tốt đến hệ thống tiêu hóa
Các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hệ tiêu hóa là thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống, thực phẩm sử dụng gây hại cho tiêu hóa (rượu bia, thuốc lá, dầu mỡ, gia vị cay nóng…)…
Một số loại thuốc có thể gây dị ứng dẫn đến rối loạn tiêu hóa nếu dùng không đúng. Do đó, trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Khẩu phần ăn chứa chất xơ nên có trong thực đơn hằng ngày
Thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi cho hoạt động tiêu hóa, một số lợi ích phải kể đến như:
- Ngăn táo bón.
- Ngăn ngừa tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng.
- Cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
- Ngăn ngừa các triệu chứng đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, đầy hơi, buồn nôn, co thắt ruột…
Kết hợp cả chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động tiêu hóa. Chất xơ hòa tan thường có trong các loại đậu, yến mạch, trái cây và trái bơ. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan có thể tìm thấy chủ yếu trong ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây.
3. Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày mang lại các lợi ích tốt cho hệ tiêu hóa như: làm sạch hệ thống tiêu hóa, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón, tăng hiệu quả phân hủy thức ăn cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
4. Sử dụng chế phẩm sinh học
Kết hợp men vi sinh vào chế độ ăn hằng ngày gốp phần duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Một số thực phẩm chứa men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, thực phẩm lên men… là nguồn cung cấp Probiotics dồi dào cho đường ruột (tuy nhiên không nên lạm dujgn các loại thực phẩm lên men, chỉ nên dùng vừa đủ)
5. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, giúp duy trì chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều hòa đường ruột ngăn ngừa táo bón hiệu qủa.
6. Hạn chế thức ăn nhiều chất béo
Nhóm chất béo xấu (thịt mỡ, chế phẩm từ sữa, đồ ăn chiên béo,..) sẽ gây cản trở cho hoạt động hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến đau bụng, táo bón. Tuy nhiên, với chế độ ăn giàu chất béo lành mạnh (axit béo Omega-3, dầu olive, dầu hạt cải, dầu dậu phộng,…) kết hợp chất xơ lại đem đến hiệu quả tích cực.
7. Hạn chế căng thẳng
Căng thăng cũng góp phần tạo áp lực lên hệ tiêu hóa về tiêu hóa như viêm, chán ăn, đầy bụng, chuột rút… Vì vậy, để quản lý stress hiệu quả, có thể thực hiện một sô hoạt động như tập thể dục, yoga, thiền…
Ngoài ra, trong bữa ăn nên ăn chậm nhai kỹ, tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng giảm áp lực cho dạ dày.
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin cậy trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý rối loạn tiêu hoá, điều trị H.Pylori với tỉ lệ thành công cao…với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại cũng đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, khách hàng có thể yên tâm với dịch vụ nội soi dạ dày, chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa tại bệnh viện.
(theo TS.BS Trần Minh Tú
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh)
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh