Sỏi thận là một trong những bệnh lý chiếm tới 48% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Đây là bệnh lý tiến triển âm thầm nhưng lại để lại các biến chứng nặng nề như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận. vỡ thận, tắc đường tiểu, viêm bể thận cấp.
Vì vậy, sỏi thận cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu để trong thời gian dài.
Các phương pháp điều trị sỏi thận
Để xác định phương pháp điều trị đối với người bệnh sỏi thận có cần phẫu thuật hay không, cần dựa vào các yếu tố lâm sàng bao gồm:
- Tuổi,
- Giới tính,
- Kích thước sỏi
- Vị trí sỏi,
- Mức độ thận ứ nước,
- Thời gian phẫu thuật,
- Bệnh lý có từ trước,
- Tiền sử dùng thuốc chống đông máu,
- Sự hiện diện của ống thông đã mở thận ra da trước đó,
- Thành phần sỏi
- Độ dày của vỏ thận.
- Cấy kháng sinh đồ trước mổ ( quan trọng trong PCNL )
Ngoài ra kích thước sỏi thận là yếu tố chính quyết định phương án điều trị của bác sĩ, cụ thể các phương pháp điều trị gồm:
- Điều tri nội khoa sỏi (sử dụng thuốc) với sỏi 5-6 mm
- Mổ mở sỏi ≥ 40 mm
- Mổ nội soi (PCNL) sỏi ≥ 20mm
Tỷ lệ lưu hành sỏi thận suốt đời ở Châu Á từ 1–5% nay tăng lên 7-13% (2022), nữ có khuynh hướng cao hơn nam. Tỷ lệ tái phát trong 5 năm đầu là 50% do đó chúng ta cần có chế độ theo dõi và dự phòng hơn là mổ lại lần 2.
Về Sỏi thận có 2 phương pháp xử trí, đối với sỏi thận có kích thước lớn > 20mm. Để chọn phương pháp mổ ta sẽ dựa vào 2 loại biến chứng nguy hiểm nhất: -“nhiễm trùng huyết” và -“chảy máu”
Tuỳ vào điều kiện kinh tế và sự trang bị, phòng mổ của mỗi bệnh viện, quy định điều kiện phòng mổ của bộ y tế mỗi quốc gia cần có sự trang bị ( phòng có áp lực âm hay áp lực dương tránh nhiễm trùng, đa số phòng mổ trên địa bàn VN chưa có , chỉ khử trùng phòng mổ bằng phương pháp cổ điển ) , trang thiết bị để làm nội soi dùng lại như bộ nong nhựa, dây dẫn, máy nội soi , cần phải được bảo trì , vệ sinh thổi sạch và có thời gian khử trùng phải đủ,- Máy X quang C-Arm phải có nếu muốn mổ PCNL hoặc kiểm tra sót sỏi sau khi mổ .. Trình độ chuyên môn của nhân viên y tế phải đồng bộ. Cuối cùng là khả năng của các bác sĩ ngoại tiết niệu được đào tạo chính quy.
Có 3 phương pháp mổ lấy sỏi lớn ở thận, mỗi loại có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau tuỳ thuộc vào yếu tố lâm sàng trong đó tuổi và kích thước sỏi là quan trọng nhất, trình độ và tay nghề của bác sĩ ngoại tiết niệu, trang thiết bị và điều kiện vô trùng , yếu tố phụ thì có yêu cầu phòng điều trị sau khi mổ của từng người bệnh .
1.Mổ mở
Đây là phương pháp an toàn tuy nhiên đường mổ thường có kích thước lớn (khoảng 10 cm) có thể để lại sẹo.
2.Tán sỏi thận qua da (PCNL)
Phương pháp này mổ nội soi một lỗ từ da vào đến thận có sự hướng dẫn của siêu âm và X quang C-Arm. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp mổ mở truyền thống tỷ lệ lấy sạch sỏi cao, thời gian nằm viện chỉ khoảng 24 giờ và nhanh hồi phục.
PCNL tiêu chuẩn được thực hiện với kích thước vỏ bọc để nong tạo đường hầm vào thận có kích cỡ từ 24 đến 30 F ( tạo lỗ đường kính 8-10mm). Phương pháp này tạo một đường hầm từ da đến thận, đưa máy soi tiếp cận rồi dùng dây laser để tán vụn sỏi.
Tám sỏi thận qua da (PCNL) được thực hiện ở những bệnh viện có đủ điều kiện bao gồm trang thiết bị phẩu thuật, nhân lực xử lý vô trùng trang thiết bị, phòng mổ đảm bảo vô trùng hoặc có áp lực tương đương, đồng thời khả năng tay nghề của bs ngoại tiết niệu được đào tạo chính quy nhiều năm kinh nghiệm.
3. Nội soi bằng ống mềm dưới tác động của tia laser
Phương pháp này đưa ống mềm nội soi qua Sheath lên đài bể thận. Bác sĩ sau khi xác định vị trí, số lượng kích thước sỏi và liên quan với đài bể thận để bắt đầu tán sỏi bằng sóng Laser.
Lưu ý cần biết trước khi mổ nội soi sỏi tiết niệu
Mổ nội soi là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn trong phẫu thuật nội soi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang). Mổ nội soi là phương pháp điều trị khá an toàn và mang đến rất nhiều ưu điểm, nhưng trước khi thực hiện phẫu thuật người bệnh cũng cần biết một số lưu ý sau:
Trước khi phẫu thuật
Bác sĩ phẫu thuật phải giải thích đầy đủ phương pháp mổ, tỷ lệ % tai biến biến chứng từng mặt bệnh và từng bệnh nhân có đang mang bệnh kết hợp hay không.
Ngoài phiếu siêu âm, phim MSCT không cản quang đã thấy sỏi Thận, Niệu quản và thận ứ nước độ 1-2 bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm trước khi thực hiện phẫu thuật bao gồm:
* Khám sức khỏe
* Điện tâm đồ (ECG)
* X Quang Phổi
* Công thức máu hoàn chỉnh (CBC)
* Các yếu tố đông máu (PT / PTT )
* Sinh hoá máu
* Tổng phân tích nước tiểu
Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần lưu ý về các loại thuốc không được sử dụng trước khi phẫu thuật cụ thể:
– Nội soi niệu quản là phương pháp phẫu thuật lấy sỏi, xâm lấn tối thiểu duy nhất có thể được thực hiện khi đang điều trị chống đông máu tích cực. Ngay cả với lựa chọn này, tốt nhất là ngừng sử dụng tất cả các chất làm loãng máu trước khi phẫu thuật.
– Cung cấp cho bác sĩ phẫu thuật nếu bạn không chắc chắn về loại thuốc nào cần dừng trước khi phẫu thuật. Nhiều loại thuốc này có thể làm thay đổi chức năng tiểu cầu hoặc khả năng đông máu của cơ thể bạn và do đó có thể góp phần gây chảy máu không mong muốn trong hoặc sau khi phẫu thuật. Không dừng bất kỳ loại thuốc nào mà không liên hệ với bác sĩ kê đơn để được họ chấp thuận.
Sau đây là danh sách các loại thuốc cần tránh ít nhất 5 ngày trước khi phẫu thuật sỏi thận:
* Aspirin, Motrin, Ibuprofen, Advil, Alka Seltzer, Vitamin E, Ticlid, Coumadin, Lovenox, Celebrex, Voltaren, Vioxx, Plavix
* Không cần chuẩn bị ruột cho nội soi niệu quản, và hầu hết bệnh nhân được yêu cầu không ăn uống sau nửa đêm (12 giờ ) của đêm trước khi phẫu thuật.
* Thuốc Huyết áp nếu cần có thể uống với một hớp nước nhỏ
Lưu ý sau điều trị tán sỏi bằng ống nội soi
Bệnh nhân có thể đau khi đặt stent JJ : Khoảng 50% bệnh nhân nội soi niệu quản và đặt stent sẽ bị đau và đây là nguy cơ bệnh nhân hay phàn nàn phổ biến nhất sau khi nội soi niệu quản. Stent là một ống nhựa mềm có kích thước 26-30 cm tuỳ chiều cao của người bệnh người châu á thường đặt 26cm ) cho phép thận dẫn lưu nước tiểu đến bàng quang bất kể phù nề hay tắc nghẽn. Stent không chỉ có thể “cọ xát” vào bên trong bàng quang, gây ra cảm giác cần đi tiểu / bàng quang hoạt động quá mức, mà còn có thể trào ngược nước tiểu từ bàng quang đến thận trong quá trình đi tiểu – gây ra các triệu chứng nóng, cảm giác ngứa ran đến đau dữ dội ở hạ sườn thường được xử trí đặt thông tiểu và giảm đau bằng thuốc
-Các mảnh sỏi: Sỏi tồn đọng trong thận hoặc niệu quản có thể xuất hiện tới 40% sau khi nội soi
Khoa Tiết niệu BVĐK Vạn Hạnh quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình giúp thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện còn có sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp phát hiện sớm và có phương án điều trị bảo tồn hay can thiệp xâm lấn một cách an toàn, nhanh chóng, rút ngắn thời gian nằm viện và hạn chế tối đa biến chứng cho người bệnh.
(theo BS CKI ĐỖ HOÀNG DŨNG
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh)
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh