Đa số mọi người hiểu nhầm rằng chỉ cần tiêm vaccine bạch hầu ở những năm đầu đời, người lớn không cần tiêm, bệnh thường xuất hiện ở nông thôn và ở dân tộc thiểu số.
I. Đại cương
“Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên” – Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Bạch hầu của Bộ Y tế.
Bệnh thường gặp ở trẻ em < 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ. Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim.
Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể dự phòng bệnh hiệu quả bằng vắc-xin.
II. Các giai đoạn bệnh:
2.1 Thời gian ủ bệnh: từ 2-5 ngày, không có triệu chứng lâm sàng.
2.2 Thời kỳ khởi phát:
– Người bệnh thường sốt 37,5o – 38oC, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc 2 bên có thể lẫn máu.
– Khám họng: Họng hơi đỏ, a-my-dan có điểm trắng mờ dạng giả mạc ở một bên. Sờ thấy hạch cổ nhỏ, di động, không đau.
2.3 Thời kỳ toàn phát: Vào ngày thứ 2-3 của bệnh.
– Toàn thân: Người bệnh sốt 38o – 38,5o, nuốt đau, da xanh tái, mệt nhiều, chán ăn, mạch nhanh, huyết áp hơi hạ.
– Khám họng: có giả mạc lan tràn ở một bên hoặc 2 bên a-my-dan; trường hợp nặng giả mạc lan trùm lưỡi gà và màn hầu. Giả mạc lúc đầu trắng ngà, sau ngả màu hơi vàng nhạt, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, nếu bóc tách thì vài giờ sau mọc lại rất nhanh; giả mạc dai, không tan trong nước, niêm mạc quanh giả mạc bình thường.
– Hạch góc hàm sưng đau. Bệnh nhân sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.
III. Phòng ngừa
Bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc xin. Tại Việt Nam hiện nay không có vắc xin đơn phòng bệnh bạch hầu, chỉ có vắc xin những vắc xin phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu.
Sau đây là lịch tiêm chủng các loại vắc xin dịch vụ có thành phần:
Đây là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao. Do đó, dù là trẻ em hay người lớn cũng cần tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đến bệnh viện điều trị ngay khi có những triệu chứng bệnh, để tránh những hệ lụy đáng tiếc về sau.
Hiện nay, bệnh bạch hầu đã có thể điều trị được bằng thuốc. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong điều trị bệnh có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu vẫn có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi. Vì vậy, để tiêm ngừa vắc xin có thành phần để phòng bệnh Bạch Hầu, vui lòng liên hệ phòng tiêm ngừa vắc-xin tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh.
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết” Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, P.12, Q.10, Tp.HCM Hotline: (+84) 028 3863 2553 – (+84) 028 3863 2554 Website: benhvienvanhanh.vn Email: benhvienvanhanh@gmail.com |