Dù được cấp cứu kịp thời, nguy cơ đột quỵ tái phát tăng dần theo thời gian kể từ cơn đột quỵ đầu tiên, nhất là trong vài ngày hoặc vài tuần đầu. Mặt khác, nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) trong vòng 5 năm là 25%, may mắn là chúng ta có thể tác động vào các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi là huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid,.. và các bệnh lý tim mạch.
Nguyên nhân gây tái phát đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng tổn thương các tế bào não nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu đến một phần của não bị gián đoạn. Đột quỵ tái phát (hay tai biến mạch máu não tái phát) là tình trạng một người đã từng bị một cơn đột quỵ trước đó và tiếp tục trải qua một cơn đột quỵ thứ hai hoặc nhiều lần tiếp theo.
Theo các nghiên cứu, so với tai biến mạch máu não lần đầu, tai biến mạch máu não tái phát để lại hậu quả nặng nề hơn và khả năng điều trị cũng như hồi phục ít hơn.
Do những vùng não lành phải gánh luôn phần hoạt động của các vùng não bị tổn thương trước đó. Cho nên, dưới tác động của các yếu tố nguy cơ nhẹ cũng có thể dẫn đến tai biến lần 2. Có 2 loại đột quỵ gồm:
- Đột quỵ do xuất huyết não: mạch máu não bị vỡ do chấn thương động mạch hoặc phình động mạch, khiến máu chảy vào các mô não và gây tổn thương não.
- Đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não: các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu não, ngăn cản dòng máu chảy đến não để nuôi các tế bào não, khiến não bị mất oxi.
Khi bị đột quỵ lần đầu là yếu tố nguy cơ làm tăng cao khả năng mắc đột quỵ lần 2. Hiểu rõ nguyên nhân giúp người bệnh dự phòng đột quỵ tái phát lần 2 và giảm thiểu các những hậu quả nguy hiểm.Các nguyên nhân gây tái phát cũng giống như nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ đầu tiên như:
- Không kiểm soát các yếu tố nguy cơ gồm: Cholesterol cao, tăng huyết áp, tiểu đường, các bệnh tim mạch, hút thuốc, và béo phì,.. Nếu người bệnh từng bị đột quỵ không kiểm soát các yếu tố nguy cơ này, nguy cơ đột quỵ tái phát sẽ cao hơn.
- Huyết áp tăng cao không kiểm soát được là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu máu và đột quỵ
- Cholesterol cao: Cholesterol tích tụ dẫn đến sự hình thành các mảng bám trong thành động mạch, khi đó lượng máu đến não và các bộ phận khác bị giảm đi , hay còn gọi là thiếu máu não
- Ngoài ra tăng đường huyết làm tăng các mảng bám hình thành các cục máu đông và các tình trạng mạch máu khác
- Tiền sử đột quỵ: Người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ tái phát lần 2 cao hơn.
- Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn so với người trẻ.
- Giới tính: Nguy cơ tái phát đột quỵ ở nam giới cao hơn nữ giới.
- Tiền sử gia đình đột quỵ: Người có tiền sử gia đình đột quỵ có nguy cơ tái phát cao hơn người không có tiền sử gia đình đột quỵ.
Đột quỵ tái phát có nguy hiểm không?
Đột quỵ có thể gây tổn thương não và thậm chí dẫn đến tổn thương và tàn tật nặng hơn. Cơn đột quỵ lần 2, 3,.. nguy hiểm hơn và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn.
Theo một nghiên cứu, với những người vượt qua được cơn đột quỵ lần đầu có tỷ lệ tử vong sau 1 năm là 17% và sau 10 năm là 56%. Sau cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ tái phát lần 1, tủy lệ tử vong sau 1 năm tăng lên 25% và 10 năm tăng đến 70%.
Triệu chứng khi đột quỵ tái phát
Các triệu chứng của đột quỵ tái phát cũng tương tự như triệu chứng của đột quỵ lần đầu tiên vì vậy ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ bạn nên chú ý và đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời trong thời gian sớm nhất.
- Tê hoặc yếu chi đột ngột, đặc biệt khi nó chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể
- Mất cân đối ở mặt, nhân trung lệch đi hoặc méo xệ một bên miệng
- Giọng nói không lưu loát, giọng méo hoặc không nói được
- Đau đầu đột ngột, dữ dội khác với cơn đau đầu thông thường
- Chóng mặt, mất thăng bằng
Cần làm gì để ngăn ngừa đột quỵ tái phát
Một cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ lần thứ nhất có thể khiến bạn có nguy mắc bệnh lần hai cao hơn. Bạn có thể ngăn ngừa đến 80% số ca đột quỵ bằng cách:
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não như huyết áp, cholesterol. đường huyết, …
- Thực hiện lối sống lành mạnh như ăn uống lành mạnh, giảm cân, hoạt động thể thao, không hút thuốc (đồng thời, tránh hút thuốc lá tự động), hạn chế uống rượu.
- Dùng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ bao gồm thuốc kháng tập kết tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu.
- Chủ động thăm khám đúng lịch và tầm soát định kỳ: bác sĩ sẽ kiểm tra các yếu tố nguy cơ gây tái phát đột quỵ và hướng dẫn người bệnh cách phòng ngừa. Tuyệt đối không được chủ quan vì nguy cơ mắc đột quỵ sẽ cao hơn với người từng bị lần đầu vì vậy việc thăm khám và tầm soát vô cùng quan trọng.
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh triển khai nhiều gói tầm soát đột quỵ từ cơ bản đến chuyên sâu phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân giúp phát hiện mọi yếu tố nguy cơ, kể các nguy cơ hiếm gặp. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc, thiết bị thế hệ mới nhất (MRI, CT, DSA, X-quang, MRA…) giúp tầm soát, chẩn đoán và can thiệp cấp cứu, điều trị đột quỵ hiệu quả cao, giảm chi phí cho người bệnh.
__________________________
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh