Hen là một bệnh khá phổ biến, ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh hen chiếm 5% dân số. Hậu quả do bệnh hen gây ra không nhỏ như chi phí điều trị, nghỉ việc, nghỉ học do nằm viện, nguy hiểm hơn cơn hen nặng kịch phát có thể gây tử vong nếu không can thiệp kịp thời.Vì vậy hen là một vấn đề được các nhà chuyên môn quan tâm và bỏ nhiều công sức nghiên cứu để đưa ra những giải pháp điều trị.
Các chuyên gia hàng đầu của nhiều nước trên thế giới cùng nhau sọan thảo và đưa ra hướng dẫn Chiến Lược Tòan Cầu về Chăm Sóc và Phòng Ngừa Hen Suyễn (Global Strategy for Asthma Management and Prevention) .Trong đó 4 bước cần thiết để kiểm soát tốt bệnh hen là:
– Thiết lập mối quan hệ đối tác giữa nệnh nhân và bác sĩ nhằm giáo dục người bệnh kiến thức về bệnh hen, cách sử dụng thuốc đúng.
– Xác định yếu tố nguy cơ gây cơn hen và biện pháp phòng tránh.
– Đánh giá mức độ nặng ,điều trị và theo dõi .
– Xử trí các cơn hen kịch phát.
Ngày nay với dạng thuốc hít có chứa corticosteroids và thuốc dãn phế quản giúp kiểm sóat hen hiệu quả và an tòan, được xem là một tiến bộ đáng kể trong điều trị hen.
Tuy nhiên ,theo thống kê ở Mỹ có đến 5-10% bệnh nhân hen không thể kiểm sóat tốt dù đã dùng thuốc corticosteroids dạng hít liều cao hoặc dạng viên. Những bệnh nhân này đuợc xếp vào nhóm hen khó trị hay hen kháng thuốc corticosteroids. Vì vậy các chuyên gia đã nỗ lực tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho những thể hen nầy. Hai phương pháp mới gần đây đã được Cục Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ(FDA) phê chuẩn là thuốc chẹn IgE (IgE blockers) là Omalizumab (Xolair) và Phương pháp Chỉnh Hình Phế Quản bằng Nhiệt (Bronchial Thermoplasty ).
Thuốc chẹn IgE: Bình thường IgE là một lọai kháng thể được cơ thể sản xuất với 1 lượng rất nhỏ và lưu chuyển trong máu, ở người bị dị ứng lượng IgE tăng cao. Qua nghiên cứu người ta đã xác định được cách IgE tương tác như thế nào với những tế bào tác động (effector cells) của cơ thể như đại thực bào,tế bào T, tế bào B, bạch cầu ưa basơ và tế bào nuôi được kích họat để phóng thích ra những chất như histamin gây ra triệu chứng của phản ứng dị ứng. Người ta nhận thấy nồng độ IgE tăng cao trong huyết thanh thường kết hợp với chứng khò khè dai dẵng,tăng đáp ứng đường thở. Ngòai ra IgE còn đóng vai trò chủ chốt trong bệnh dị ứng, viêm mũi theo mùa, dị ứng thức ăn,mề đay,chàm,choc phản vệ. Những nghiên cứu nầy không chỉ giúp ta hiểu dị ứng và hen xảy ra như thế nào mà còn gợi ý cho việc điều chế ra lọai thuốc mới điều trị hen và dị ứng.
Có thể dễ dàng đo nồng độ IgE trong máu bằng một xét nghiệm đơn giản.IgE tăng cao có nghĩa cơ thể mẫn cảm với một chất nào đó,nhưng không phải đương nhiên dị ứng với kháng nguyên nầy. Vẫn có khả năng IgE trong máu cao nhưng không có hiện tượng dị ứng nào cả. Để kết luận một người dị ứng với một chất nào đó cần hội đủ hai điều kiện:
1- Có phản ứng dương tính với một kháng nguyên .
2- Có tiền sử có phản ứng với kháng nguyên nầy.
Thiếu 1 trong 2 yếu tố trên không thể kết luận là dị ứng.
Omalizumab là thuốc đặc hiệu cho những bệnh nhân hen do dị ứng gây ra qua trung gian của IgE.Vào cơ thể omalizumab sẽ kết nối với IgE lưu chuyển trong cơ thể do đó điều trị được hen theo cơ chế hòan tòan khác hẵn những thuốc trị hen trước đây.Vì hầu hết những IgE trong máu kết nối với omalizumab nên lượng IgE trong cơ thể sẽ giảm xuống.Lượng IgE tự do thấp nên sẽ gắn vào các thụ thể trên màng các tế bào tác động như tế bào nuôi và bạch cầu ưa basơ ít hơn do đó lượng chất trung gian gây phản ứng viêm được phóng thích sẽ hạn chế nên triệu chứng hen và dị ứng sẽ nhẹ hơn.
FDA phê chuẩn omalizumab được chỉ định cho:
-Những bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên .
– Có triệu chứng hen nặng dai dẵng đồng thời bị dị ứng.
– Không kiểm sóat với thuốc corticosteroids hạng hít.
– Có phản ứng da dương tính với một kháng nguyên đặc hiệu. Thuốc nầy không phải là thuốc hạ cơn nên không được dùng trong cơn kịch phát..
Thuốc được dùng dưới dạng tiêm dưới da, liều lượng dựa trên cân nặng và nồng độ IgE trong máu –Thuốc được tiêm mỗi 2-4 tuần một lần, bắt buộc phải tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có sự theo dõi của bác sĩ.
Theo nghiên cứu,sử dụng omalizumab giúp làm giảm cơn hen kịch phát ở những nười hen dị ứng thể vừa và nặng không kiểm sóat được dù đã dùng thuốc corticosteroids dạng hít. Những người dùng omalizumab nếu sử dụng thuốc corticosteroids liều thấp hơn vẫn không lên cơn hen.Tuy nhiên omalizumab không hiệu quả cho tất cả bệnh nhân hen vì vậy cần hỏi ý kiến của bác sĩ xem thuốc nầy có thích hợp với bạn không trước khi sử dụng.
Những phản ứng phụ có thể gặp là : – viêm tại chỗ tiêm – nhiễm siêu vi – viêm hô hấp trên – nhức đầu- đau họng – đau khớp- mệt mỏi – sốc phản vệ …
Chỉnh hình phế quản bằng nhiệt: là phương pháp đầu tiên điều trị hen không dùng thuốc.Phương pháp này đã được khảo sát tại nhiều nước như Australia ,Brazil,Canada , Hà Lan , Anh và Mỹ.
Dựa vào cơ chế khi lên cơn hen, lớp cơ trơn ở phế quản co thắt làm hẹp lòng phế quản gây khó thở. Các nhà nghiên cứu nghĩ ra giải pháp dùng thiết bị luồng qua ống nội soi đến phế quản và dùng nhiệt làm giảm bớt khối lượng cơ trơn nhờ đó giảm sự co thắt phế quản làm nhẹ triệu chứng hen.
Theo FDA phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt được chỉ định cho :
-Bệnh nhân hen thể nặng dai dẵng tuổi từ 18 trở lên không kiểm soát hoặc kém kiểm soát dù đã dùng thuốc dạng hít corticosteroids liều cao kết hợp thuốc giãn phế quản.
– Các bệnh nhân nầy phải chịu đựng được nội soi phế quản.
Không dùng phương pháp nầy cho người mang máy tạo nhịp, khử rung, cấy ghép thiết bị điện tử. Những người có tiền sử dị ứng với thuốc dùng trước khi nội soi như lidocain, atropin, benzodiazepin cũng không được chỉ định.
Thiết bị được dùng là một hệ thống gồm một ống thông và một điện cực truyền năng lượng tần số vô tuyến (là một dạng năng lượng điện từ) đến trực tiếp các phế quản, ngòai ra còn có một bộ phận gọi là đơn vị phân phối và kiểm sóat nguồn năng lượng. Khi vào đến phế quản, nguồn năng lượng nhiệt tần số vô tuyến (thermal radiofrequency energy) làm nóng mô tại đây một cách có kiểm sóat để làm giảm khối lượng cơ tức là độ dày của lớp cơ trong vách phế quản.Thủ thuật nầy được tiến hành làm 3 đợt ,mỗi đợt sẽ nhắm vào một vị trí khác nhau trong phổi và cách 2 tuần một lần.
Qua khảo sát ,phương pháp nầy đã mang lại những kết quả đáng khích lệ:
– Giảm số lần lên cơn hen đến :33%
– Giảm số lần phải đi cấp cứu vì cơn hen kịch phát: 84%
– Giảm số ngày nghỉ việc, nghỉ học và sinh họat trong gia đình :66%
– Giảm số lần nhập viện : 73%.
Những hạn chế của phương pháp nầy là phải thực hiện qua nội soi phế quản nên có những bất tiện . Tai biến có thể xảy ra là:-cơn henkịch phát – khò khè – đau ngực-xẹp phổi – xuất huyết gây ho ra máu –lo âu – nhức đầu – buồn nôn.
Bs. Đồng Sĩ Tính – Phòng khám 2
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh