Tất cả mọi người đều có thể nhiễm HP. Tỷ lệ nhiễm bệnh phụ thuộc vào môi trường sống xung quanh. Theo thống kê mới nhất hiện nay có 50 % dân số trên thế giới bị nhiễm HP. Khoảng 70% dân số Việt Nam bị nhiễm, 84% ung thư dạ dày do vi khuẩn HP.
Nhiễm khuẩn HP có thể tự khỏi không
Nhiễm khuẩn HP không thể tự hết, chúng là loại vi khuẩn phổ biến, rất dễ tái nhiễm, khó tiêu diệt và là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Những người bị nhiễm H. pylori có khả năng mắc ung thư dạ dày gấp 3 – 6 lần người không nhiễm. (1)
Vi khuẩn HP có thể sống và phát triển trong môi trường acid dạ dày,chúng tồn tại bằng cách tiết ra một loại Enzyme là Urease , giúp nó trung hòa acid trong dạ dày.
Trong dạ dày chúng xâm nhập và phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó tạo điều kiện cho axit dạ dày tấn công vào lớp niêm mạc gây tổn thương tại chỗ, vi khuẩn còn tiết ra độc tố gây thoái hóa và hoại tử tế bào dạ dày, khiến axit dịch vị thấm vào mạnh mẽ gây trợt, loét dạ dày.
Người nhiễm khuẩn HP có thể không có triệu chứng gì hoặc có một số biểu hiện như đau, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi ợ chua, khó tiêu, đầy bụng, rối loạn phân.
Tại sao nhiễm vi khuẩn HP không tự hết?
Vi khuẩn HP hoàn toàn không thể tự khỏi mà không được điều trị.
- Do việc sản xuất ra Urease làm kiềm hóa môi trường bao quanh vi khuẩn giúp chúng có khả năng sống sót trong môi trường acid dịch vị.
- Chúng có khả năng miễn dịch cơ thể cao nhờ tạo ra các chất đối kháng tránh miễn dịch của cơ thể.
Làm cách nào để phát hiện nhiễm khuẩn HP
Hầu hết các trường hợp nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng, các triệu chứng nếu có là triệu chứng và dấu hiệu khi bạn đã bị viêm loét dạ dày tá tràng gồm:
- Đau âm ỉ hoặc nóng rát dạ dày
- Giảm cân không rõ lý do
- Chướng bụng, đầy bụng
- Buồn nôn
- Nôn
- Khó tiêu
- Ợ hơi
- Ăn mất ngon
- Có máu trong phân
Ngoài ra nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm khuẩn HP nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Một vài xét nghiệm thường được sử dụng trong kiểm tra nhiễm khuẩn HP gồm:
Xét nghiệm hơi thở
Đây là phương pháp xét nghiệm nhằm phát hiện ra sự xuất hiện của vi khuẩn HP phổ biến nhất, có độ chính xác cao và thời gian thực hiện nhanh chóng. Ai cũng có thể áp dụng được xét nghiệm này.
Có 2 kỹ thuật xét nghiệm hơi thở phát hiện vi khuẩn H. pylori :
- Kiểm tra hơi thở bằng bóng: Người bệnh sẽ thổi vào dụng cụ test hơi thở có hình quả bóng.
- Kiểm tra hơi thở bằng thẻ: Người bệnh sẽ thổi vào dụng cụ test hơi thở có hình giống với thẻ ngân hàng.
Sau khi thổi hơi thở vào dụng cụ test, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và phân tích mẫu hơi thở. Dựa vào các chỉ số như lượng carbon dioxide để có thể đánh giá người đó âm tính hay dương tính với vi khuẩn HP
Bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ chuyên dụng có gắn camera đưa từ miệng người bệnh xuống dạ dày, điều chỉnh đến đúng vị trí loét và lấy một mẫu sinh thiết ở vị trí này rồi đem đi nuôi cấy vi khuẩn. Sau đó áp dụng kỹ thuật Clo-test hoặc quan sát hình thái để xác định sự tồn tại của vi khuẩn HP.
Thông qua kết quả nội soi, bác sĩ sẽ chẩn đoán được những tổn thương của dạ dày gây ra bởi loại vi khuẩn này. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả với từng bệnh nhân.
Xét nghiệm phân
Vì vi khuẩn HP khi sinh sống trong dạ dày nên khi chúng ta đi vệ sinh, chúng sẽ được đào thải ra ngoài cùng với phân. Thế nên, xét nghiệm phân để kiểm tra sự tồn tại của vi khuẩn này cũng cho kết quả khá chính xác.
Thông thường, phương pháp xét nghiệm này được áp dụng đối với những bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng nhẹ. Một mẫu phân nhỏ của bệnh nhân sẽ được lấy và cho vào lọ sạch được đậy lại bằng nắp kín rồi đem đến phòng xét nghiệm.
Xét nghiệm máu
Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP thì trong máu của chúng ta sẽ xuất hiện một lượng kháng thể nhất định của vi khuẩn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là xét nghiệm máu thường rất dễ cho kết quả dương tính với vi khuẩn HP giả.
Nguyên nhân là do vi khuẩn không chỉ tồn tại trong dạ dày mà còn ở rất nhiều bộ phận khác như đường ruột, hốc xoang hay khoang miệng,… Thêm vào đó đối với những bệnh nhân nhiễm khuẩn HP khi đã điều trị khỏi vẫn có thể còn lưu lại kháng thể này ở trong máu từ vài tháng đến trên 1 năm sau.
Thông thường, xét nghiệm này sẽ chỉ được áp dụng đối với những người muốn kiểm tra xem liệu mình có nguy cơ nhiễm khuẩn HP hay không.
Vi khuẩn HP có tái phát không?
Vi khuẩn HP đã được chữa khỏi hoàn toàn có thể tái nhiễm khuẩn, có hai dạng là:
- Tái nhiễm: Xảy ra khi đã điều trị thành công, khỏi hoàn toàn, sau đó, người bệnh nhiễm những vi khuẩn HP mới
- Tái phát: Sau khi dùng thuốc, số lượng vi khuẩn HP giảm thấp đến mức không thể phát hiện, nhưng một thời gian sau, vì nguyên nhân nào đó, vi khuẩn lại phát triển nhân lên và có thể phát hiện thông qua xét nghiệm
Nguyên nhân tái phát tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có thể là do người bệnh không tuân thủ lời khuyên của bác sĩ; không tuân thủ phác đồ điều trị, có lối sống không lành mạnh, phản khoa học…
Trường hợp nào cần điều trị vi khuẩn HP
Khoảng ⅔ dân số thế giới có vi khuẩn HP trong cơ thể , phần lớn người bị nhiễm vi khuẩn này không có triệu chứng bệnh, cũng không có tổn thương ở dạ dày, chính vì thế bạn chỉ cần thực hiện xét nghiệm và điều trị khi có các dấu hiệu của bệnh hoặc gia đình có tiền sử nhiễm bệnh.
Khi đi khám bệnh hay nội soi dạ dày, nếu phát hiện bệnh nhân thuộc các trước hợp sau thì bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn:
- Viêm – loét dạ dày tá tràng tiến triển.
- Polyp dạ dày.
- Đã điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm.
- Khó tiêu chức năng, không có triệu chứng báo động.
- Trào ngược dạ dày thực quản điều trị PPI lâu ngày.
- Thiếu máu/ thiếu sắt hoặc thiếu Vitamin B12 mà không rõ nguyên nhân.
- Đang dùng thuốc kháng viêm non-steroid hoặc aspirin lâu dài.
Khi có một trong những dấu hiệu trên kèm theo kết quả xét nghiệm HP (+) thì chúng ta mới cần tiêu diệt vi khuẩn HP, còn không thì không cần diệt vi khuẩn HP.
Lưu ý: xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính, nhưng không có triệu chứng bệnh dạ dày, thì xem xét điều trị những bệnh nhân có nguyện vọng điều trị HP, hoặc có người thân bị ung thư dạ dày.
Nếu tuân thủ phác đồ điều trị, uống đủ và đúng thì hoàn toàn có thể tiêu diệt được vi khuẩn HP.
Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân kết hợp với việc sử dụng các loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn trong khoảng từ 10 – 14 ngày. Bệnh nhân cần thực hiện thăm khám thường xuyên để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của thuốc. Sau khi kết thúc lộ trình điều trị bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại một lần nữa đảm bảo đã diệt hết được vi khuẩn.
Trong quá trình điều trị người bệnh lưu ý uống thuốc đủ, đều đặn theo như hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi khỏi bệnh cũng cần giữ thói quen vệ sinh như rửa tay trước khi ăn, tránh ăn uống thức ăn không hợp vệ sinh, nấu chín kỹ thức ăn,…để ngăn ngừa tái nhiễm.
(theo Ths.Bs. Trần Minh Khôi
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh)
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh