Bs.CK1. Phan Kim Chung – Khoa Phụ Sản
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh
Trong nhiều thập kỷ qua, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức nhất là ở vùng nông thôn. Với sự phát triển kỹ thuật cùng với tuổi thọ ngày càng cao, các bệnh phụ khoa được phát hiện ngày càng nhiều hơn và sớm hơn qua việc khám sức khỏe định kỳ. Do đó, việc khám phụ khoa định kỳ cần được thực hiện đúng mức đối với chị em phụ nữ.
Ai là đối tượng cần khám phụ khoa định kỳ ?
– Tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
– Những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
Mục tiêu của việc khám phụ khoa định kỳ là gì?
Những độ tuổi khác nhau có những bệnh lý đặc trưng riêng nên tùy vào tuổi của bệnh nhân (BN) ta cần lưu ý đến một số bệnh đặc biệt.
1. Ở độ tuổi sinh sản các bệnh thường gặp như:
– Viêm nhiễm đường sinh dục, nhất là các viêm nhiễm không triệu chứng như: Lậu, giang mai, Ch.trachomatis, Trichomonas…(Hình 1,2) đây là những bệnh cần điều trị kịp thời. Vì các di chứng của những bệnh này có thể là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung hoặc vô sinh về sau.
– Dãn sàn chậu, sa sinh dục: Thường gặp ở những phụ nữ sanh nở nhiều hay ở những người làm các công việc nặng nhọc phải gắng sức nhiều.
– U xơ tử cung, u nang buồng trứng: là những bệnh có tỉ lệ cao ở độ tuổi này nhưng người bệnh cảm thấy sức khỏe hầu như bình thường vì thường không triệu chứng. Do đó, bệnh thường được phát hiện trễ.
– Ung thư vú, ung thư cổ tử cung: là những bệnh ác tính thường được phát hiệ n trễ do diễn tiến âm thầm, không triệu chứng. Tuy vậy, những bệnh này có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. .(Hình 3,4)
2. Ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh:
– Ở tuổi tiền mãn kinh (trung bình từ 45-49 tuổi): Có tình trạng mất cân đối về nội tiết gây ra xáo trộn về kinh nguyệt và tâm sinh lý rất nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc xác định nguyên nhân của những bất thường này là do các bệnh nội khoa hay do rối loạn tiền mãn kinh là điều hết sức cần thiết. Do đó, bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
– Mười năm đầu sau mãn kinh là giai đoạn mất xương rất nhanh do sự thiếu hụt nội tiết sinh sản mà quan trọng nhất là Estrogen. Do vậy, việc điều trị nội tiết thay thế cho phụ nữ mãn kinh (cũng như cho những đối tượng đã cắt 2 buồng trứng) là rất cần thiết. Việc điều trị này cần phải được tư vấn và theo dõi chặt chẽ định kỳ.
Vấn đề tư vấn sức khoẻ: cũng là một mục tiêu quan trọng trong khám phụ khoa định kỳ.
– Ở độ tuổi sinh sản cần tư vấn:
Cách ngừa thai sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh của mỗi người để dễ áp dụng và cho hiệu quả ngừa thai cao. Đối tượng cần biết các tác dụng phụ, biến chứng có thể có của các phương pháp ngừa thai và cách khắc phục những bất lợi này.
Tư vấn những điều cần biết và nên chuẩn bị trước khi có thai như chủng ngừa, chế độ dinh dưỡng khi mang thai…
Việc tư vấn, giáo dục quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh cũng là 1 phần quan trọng trong khám phụ khoa định kỳ để giúp phụ nữ có 1 đời sống tình dục an toàn, lành mạnh nhằm ngăn ngừa những bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV, virus viêm gan B,C… đặc biệt là HPV(Human Papilloma Virus) là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư CTC. Qua đó việc chủng ngừa các tác nhân gây bệnh cũng được đề cập đúng mức.
– Ở những phụ nữ mãn kinh, việc tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động đúng cách là cần thiết để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng loãng xương.
Những xét nghiệm cần làm trong khám PK định kỳ là gì?
1. Ở những BN có viêm sinh dục: nhuộm, soi, cấy huyết trắng, công thức bạch cầu là những xét nghiệm cần thiết.
2. Siêu âm phụ khoa: là chỉ định không thể thiếu khi nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường về hình thể như u, bướu, ứ dịch tai vòi, lạc nội mạc tử cung…
3. Do đặc tính dễ thay đổi của tế bào biểu mô cổ tử cung, cũng như diễn tiến âm thầm của những bệnh lý ác tính, xét nghiệm pap mears cần thực hiện mỗi 6 tháng cho tất cả các đối tượng để tầm soát ung thư cổ tử cung và chụp nhũ ảnh mỗi năm cần áp dụng với phụ nữ trên 40 tuổi nhằm phát hiện sớm ung thư vú.
4. Soi cổ tử cung là biện pháp cần thiết giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung đối với những bệnh nhân có sang thương nghi ngờ ác tính ở cổ tử cung.
5. Định lượng nội tiết sinh dục giúp phát hiện tình trạng tiền mãn kinh và có chỉ định điều trị nội tiết thay thế phù hợp.
6. Đo khối lượng xương cần thực hiện ở đối tượng mãn kinh để phát hiện sớm tình trạng loãng xương và điều trị kịp thời.
2. Siêu âm phụ khoa: là chỉ định không thể thiếu khi nghi ngờ hoặc phát hiện bất thường về hình thể như u, bướu, ứ dịch tai vòi, lạc nội mạc tử cung…
3. Do đặc tính dễ thay đổi của tế bào biểu mô cổ tử cung, cũng như diễn tiến âm thầm của những bệnh lý ác tính, xét nghiệm pap mears cần thực hiện mỗi 6 tháng cho tất cả các đối tượng để tầm soát ung thư cổ tử cung và chụp nhũ ảnh mỗi năm cần áp dụng với phụ nữ trên 40 tuổi nhằm phát hiện sớm ung thư vú.
4. Soi cổ tử cung là biện pháp cần thiết giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung đối với những bệnh nhân có sang thương nghi ngờ ác tính ở cổ tử cung.
5. Định lượng nội tiết sinh dục giúp phát hiện tình trạng tiền mãn kinh và có chỉ định điều trị nội tiết thay thế phù hợp.
6. Đo khối lượng xương cần thực hiện ở đối tượng mãn kinh để phát hiện sớm tình trạng loãng xương và điều trị kịp thời.
Tóm lại:
Việc khám phụ khoa định kỳ mỗi 6-12 tháng là vấn đề quan trọng trong đời sống của người phụ nữ, cho dù có hay không có triệu chứng bất thường, nên cần được quan tâm và thực hiện đúng mức nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn.
Từ khóa tìm kiếm: khám sức khỏe sinh sản