Thuốc tránh thai (hay thuốc ngừa thai) là loại thuốc thường được chị em phụ nữ sử dụng nhằm ngăn ngừa khả năng mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sử dụng thuốc tránh thai, tình trạng này có nguy hiểm hay không?
Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai do đâu?
Rối loạn kinh nguyệt, nguyên nhân trực tiếp là sự mất cân bằng nội tiết tố, thuốc tránh thai cũng tác động đến yếu tố này. Thuốc tránh thai là các loại hormone nội tiết tố, có thể là progestin hoặc thuốc tránh thai kết hợp của 2 loại hormone progestin, estrogen nhằm ngăn ngừa sự rụng trứng và thụ tinh với tinh trùng.
Vì vậy, thuốc ngừa thai sẽ hoạt động theo cơ thế sau:
- Progesterin làm dày lớp dịch nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó đi vào tử cung, khả năng gặp nhau của trứng và tinh trùng sẽ giảm đi; làm mỏng niêm mạc tử cung khiến trứng dù có được thụ tinh vẫn khó làm tổ vào lớp niêm mạc tử cung hơn.
- Estrogen sẽ ngăn ngừa sự phát triển của các nang trứng và ức chế quá trình rụng trứng bằng cách làm giảm lượng hormone gây rụng trứng.
Rối loạn kinh nguyệt tạm thời là tác dụng phụ của thuốc do nội tiết tố trong cơ thể không ổn định
Các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt thường gặp đối với phụ nữ sau khi uống thuốc
Vì nội tiết tố giảm đột ngột sau khi ngừng uống thuốc tránh thai nên chị em có thể nhận thấy những biến động trong chu kỳ kinh nguyệt như thời gian hành kinh, số lượng máu kinh và chu kỳ kinh.
Những biểu hiện phổ biến của tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc ngừa thai gồm:
- Vô kinh: Chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xuất hiện khi không xảy ra hiện tượng rụng trứng, thuốc có thể ức chế quá trình rụng trứng, nhưng khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không đúng cách, gây ức chế quá trình rụng trứng.
- Rong kinh, rong huyết: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài với lượng máu kinh nhiều hơn bình thường. Nếu rong kinh chỉ xảy ra trong 1 đến 2 chu kỳ có thể là đáp ứng của cơ thể trong thời gian đầu sử dụng thuốc.
- Chậm kinh (trễ kinh) hoặc kinh nguyệt tới sớm: Chu kỳ kinh nguyệt có thể đến muộn/sớm hơn 7 ngày. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài tháng sau khi duy trì sử dụng thuốc tránh thai.
- Ra máu bất thường hoặc ra máu không đều: bổ sung hàm lượng lớn hormone nội tiết khiến quá trình rụng trứng bị cản trở dẫn đến lượng máu kinh bất thường.
- Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn
- Lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ nhiều/ít hơn bình thường
- Màu sắc máu kinh thay đổi.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không
Thuốc tránh thai hàng ngày được điều chế từ các thành phần mang hoạt tính của các hormone cơ thể, vì vậy có thể sử dụng hàng ngày, không gây hại cho sức khỏe và khả năng sinh sản của người uống.
Hầu hết chị em bị rối loạn kinh nguyệt trong thời gian đầu sử dụng thuốc thuốc ngừa thai là do cơ thể chưa quen được với sự thay đổi khi bổ xung lượng lớn hormone nội tiết vào cơ thể.
Các rối loạn này chủ yếu chỉ xảy ra trong 2-3 tháng đầu sử dụng thuốc. Sau đó khi nội tiết tố ổn định, cơ thể đã quen dần và sẽ trở về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, nếu rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc tránh thai kèm một số biểu hiện bất thường, như máu kinh màu đen, vón cục như bã đậu hoặc có mùi hôi, hay gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thuốc tránh thai hằng ngày cần uống vào một khung giờ cố định mỗi ngày
Làm thế nào để làm giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sau khi sử dụng thuốc tránh thai
Nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi từ tác dụng phụ của thuốc ngừa thai bạn nên lưu ý một số vấn đề khi sử dụng.
- Nắm rõ thành phần của thuốc, tác dụng phụ có thể xảy ra đề phòng các trường hợp xấu có thể xảy ra như: Phản ứng, dị ứng với các thành phần của thuốc,… (những điều này đều có trong giấy hướng dẫn sử dụng)
- Tuân thủ liều lượng và thời gian uống có định, không được quên uống thuốc. Không nên uống 2 liệu trình thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng một tháng.
- Nếu quên uống thuốc tránh thai hằng ngày 1-2 viên thì nên uống ngay và viên sau uống đúng giờ quy định, nếu quên uống 3 viên thì bò vỉ thuốc đang dùng nên tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng biện pháp tránh thai khác cho đến kì kinh nguyệt tiếp theo có thể sử dụng vỉ thuốc mới.
- Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý để tránh rối loạn nội tiết tố cơ thể.
- Mặc dù thuốc tránh thai là biện pháp phòng tránh khá hiệu quả, tuy nhiên thuốc tránh thai khẩn cấp có thể có tác dụng phụ nếu sử dụng quá 2 lần/ tháng, gây những tổn thương đến cơ quan sinh sản của nữ giới.
- Tiêm thuốc tránh thai được chỉ định với liều 1-3 tháng/ lần, vì thời gian tác dụng của thuốc dài, không nên sử dụng hằng ngày
Nếu gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai như đau đầu, chóng mặt, đau bụng,… Trong trường hợp này, bạn cần tìm đến sự tư vấn y khoa của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng sử dụng thuốc phù hợp.
Dựa trên cơ sở tình trạng sức khỏe, nhu cầu, tình huống cụ thể, các bạn hãy chọn lựa cho mình biện pháp an toàn. Hơn hết, bạn hãy sử dụng các biện pháp có độ an toàn mà cũng có hiệu quả cao như: Sử dụng bao cao su, đặt vòng,…
Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt hậu Covid-19
________________________________________________________
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh