Thoái hóa khớp gối trải qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Khi bệnh tiến triển nặng người bệnh bị đau nhức và hạn chế hoạt động khớp gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Điều trị thoái hóa khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là phương pháp điều trị theo hướng bảo tồn khớp gối tự nhiên, được bác sĩ khuyến khích thực hiện đối với bệnh nhân thoái hóa khớp giai đoạn 2 – 3.
Thoái hóa khớp là gì
Thoái hóa khớp là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp (sụn khớp) bị hao mòn và mất dần đi. Đây là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Thoái hóa khớp tiến triển nặng có thể dẫn đến tàn tật.
Thoái hóa khớp tiến triển theo 4 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn 1: chỉ đau khi vận động quá mức, không đúng tư thế, chưa tổn thương sụn khớp. Chỉ cần uống thuốc giảm đau, thực phẩm chức năng, thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động tư thế xấu…
- Giai đoạn 2: có hẹp khe khớp và có chồi xương nhỏ. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh tăng cân, tránh hoạt động tư thế xấu, thể dục nhẹ nhàng, dùng thuốc kháng viêm, giảm đau.
- Giai đoạn 3: đau nhiều khi đi lại khe khớp hẹp hơn và chồi xương rõ hơn , cứng khớp vào buổi sáng, thuốc điều trị như giai đoạn 2. Có thể chích Acid Hyaluronic, bơm tế bào gốc, nội soi cắt lọc bơm rửa khớp, cắt xương chỉnh trục…
- Giai đoạn 4: khớp gối biến dạng, nhiều gai xương, có đặc xương dưới sụn, đi mất vững và đau. Điều trị hiệu quả nhất là thay khớp gối nhân tạo.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet-rich Plasma – PRP) là một loại huyết tương cô đặc được tạo ra từ máu tự thân của bệnh nhân sau khi được tách, loại bỏ hồng cầu, bạch cầu và làm tăng nồng độ tiểu cầu lên nhiều lần (2-8 lần) so với nồng độ tiểu cầu bình thường trong máu ngoại vi.
Tiểu cầu với đặc tính đông máu, chứa các protein thúc đẩy sự phát triển các mô tế bào và tự chữa lành vết thương. Nhờ đó, khi PRP được tiêm vào chỗ đau, với lượng protein được tăng cường sẽ giúp thúc đẩy được nhanh chóng sự phát triển mô tế bào và tự chữa lành vết thương:
- Kháng viêm và giảm đau
- Bảo vệ, không để lây lan thương tổn đến các khu vực còn lành lặn
- Giảm dần sự tiến triển của bệnh theo các giai đoạn
- Thúc đẩy quá trình sửa chữa
Ưu điểm huyết tương giàu tiểu cầu
- Có tính an toàn cao do lấy máu tự thân nên sẽ không gặp nguy cơ không tương thích
- Tận dụng khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể, tái tạo sụn khớp, tăng sản xuất dịch nhờn, giảm ma sát các khớp khi vận động.
- Được chứng nhận giúp tăng cường đáng kể quá trình chữa viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp tối đa chỉ sau 2 -3 lần tiêm
- Hiếm xảy ra các trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ như nhiễm trùng, đau dây thần kinh và tổn thương mô
- Được phát hiện có hiệu quả làm giảm nhu cầu sử dụng nhiều loại thuốc uống chống viêm, kể cả các loại thuốc mạnh hơn như opioid
- Làm giảm dần sự tiến triển của bệnh theo các giai đoạn
- Thời gian hồi phục chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày sau khi tiêm
Quy trình tiêm huyết tương tiểu cầu (PRP)
Tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh để thực hiện tiêm huyết tương tiểu cầu, người bệnh sẽ trải qua các thủ tục và quy trình như sau:
Bước 1: Lấy máu.
Giống với cách lấy máu thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm và thực hiện trích xuất máu từ tĩnh mạch trên cánh tay người bệnh. Lượng máu có được sẽ tùy thuộc vào vị trí khớp bị thoái hóa mà có các dung tích khác nhau.
Bước 2: Phân tách và tạo huyết tương tiểu cầu.
Máu của người bệnh sau đó sẽ được xử lý trong một dạng thiết bị gọi là máy ly tâm. Máy ly tâm sẽ phân tách các thành phần máu thành các phần khác nhau theo tỷ trọng của từng loại tế bào có trong máu.
Tiếp đến, các tiểu cầu sẽ tiếp tục được tách thành huyết thanh (gồm tiểu cầu và huyết tương). Các tế bào còn lại như hồng cầu và bạch cầu gần như bị loại bỏ.
Bước 3: Thu thập huyết tương.
Huyết tương được lấy ra khỏi máy và các bác sĩ sẽ chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ để tiến hành tiêm cho bệnh nhân.
Bước 4: Tiêm huyết tương tiểu cầu vào vị trí đau
Các bác sĩ một lần nữa sẽ sử dụng hình ảnh để xác định các khu vực cụ thể để tiêm. Khi đã tìm thấy vị trí cần tìm, huyết tương sẽ được tiêm một cách cẩn thận vào vùng bị ảnh hưởng.
Liệu trình tiêm khớp sẽ thông qua kết quả đánh giá của bác sĩ dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân.
Một số điều bệnh nhân cần lưu ý trước khi tiêm
- Ít nhất năm ngày (tốt nhất là 2 tuần) trước khi tiêm PRP, người bệnh hãy ngừng thuốc uống chống viêm/ chống sưng
- Trong khoảng một tuần trước khi thực hiện, không nên sử dụng bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung nào khiến máu bị loãng
- Từ một tháng đến 6 tuần trước khi làm thủ thuật, không dùng cortisone và các loại thuốc tiêm steroid
- Vào ngày tiêm PRP, ăn đầy đủ, hạn chế ăn vặt và nhớ uống thật nhiều nước. Ngoài ra, bệnh nhân thường sẽ được khuyến khích tập thể dục vận động trước khi lấy máu vì có thể sẽ giúp làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu.
Tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh với trang thiết bị hiện đại cùng với hệ thống máy móc tự động đạt chuẩn đảm bảo điều kiện muốn cấy vô trùng trong suốt quá trình tạo PRP, đảm bảo an toàn cho người bệnh khi thực hiện thủ thuật tiêm PRP. Là một trong những bệnh viện đầu tiên điều trị thoái hóa khớp bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), đa số người bệnh đã trải qua quá trình hồi phục tốt, giảm cơn đau khớp và có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
____________________________________________________
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh