Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kể từ trường hợp đầu tiên mắc cúm A (H7N9) vào năm 2013 đến ngày 13/1/2015 trên thế giới ghi nhận 486 trường họp mắc và đã có 185 người tử vong (chiếm 40%). Hiện nay, các ca bệnh cúm A(H7N9) đang có xu hướng lan rộng xuống các tỉnh phía nam – gần biên giới nước ta. Mặc dù hiện Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào, tuy nhiên nguy cơ cúm A(H7N9) xâm nhập vào nước ta vẫn được Bộ y tế cảnh báo.
Trong khi đó, dịch cúm A(H5N1, H5N6) tại nước ta hiện vẫn đang xảy ra trên đàn gia câm và đàn chim cút hoặc tình trạng gia câm chêt không rõ nguyên nhân ở một số địa phương. Đặc biệt các chủng cúm A(H5N1) trên gia cầm của Trung Quốc giống 99% chủng cúm A(H5N1) trên gia cầm của Việt Nam, chứng tỏ cớ sự di chuyển từ Trung Quổc vào Việt Nam. Đồng thời, nhu cầu thực phẩm tăng cao trong dịp Tết sẽ làm gia tăng việc buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm không đảm bảo, thời tiết mùa đông xuân cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm phát sinh.
Do vậy, để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán, các đơn vị Y tế cần phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan thực hiện tốt việc tăng cường kiểm dịch y tế biên giới (kiểm soát việc vận chuyển gia cầm), ngăn chặn sự xâm nhập của cúm A(H7N9) vào Việt Nam; tăng cường giám sát tại cộng đồng, trong các bệnh viện, tất cả các trường hợp có biểu hiện viêm, nhiễm trùng đường hô hấp đều phải được lấy mẫu xét nghiệm để giám sát; tăng cường xét nghiệm thú y, nếu xét nghiệm phát hiện virus trên đàn gia cầm hoặc phát hiện các ổ dịch cúm gia cầm thì sẽ ngăn chặn không để lây sang người; tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tăng cường truyền thông để người dân nâng cao ý thức phòng bệnh, trong đó có việc tuyên truyền người dân không ăn tiết canh… Đồng thời, áp dụng các hình thức xử phạt hành chính đối với những trường họp vi phạm Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
1. Bệnh Cúm A(H7N9) là gì?
Cúm A(H7N9) là tên gọi của một loại vi-rút cúm thường tìm thấy ở các loài chim, gia cầm và thủy cầm. Mặc dù, một số loại cúm A khác đôi khi được tìm thấy lây nhiễm cho người, nhưng không có trường hợp người nào mắc H7N9 cho đến khi trường hợp đầu tiên được báo cáo tại Trung Quốc vào tháng 3 năm 2013.
Bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng và có tỷ lệ tử vong cao (30%).
2. Bệnh lây truyền sang người như thế nào?
Người mắc cúm A(H7N9) sau khi tiếp xúc trực tiếp với chim, gia cầm và thủy cầm bị nhiễm bệnh (cả sống và chết) hoặc tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị ô nhiễm gia cầm bệnh (khu vực chăn nuôi, chợ, lò giết mổ…)- Ngoài ra, người có thể nhiễm bệnh nếu hít thở trong môi trường không khí bị nhiễm vi-rút cúm này.
Hiện nay, chưa tìm được bằng chứng nào cho thấy cúm A(H7N9) lây từ người sang người.
3. Ai có nguy cơ cao mắc bệnh này?
– Người tiếp xúc gần chim, gia cầm và thủy cầm nhiễm bệnh.
– Người vận chuyển, buôn bán, giết mổ, chế biến chim, gia cầm và thủy cầm nhiễm bệnh.
– Người ăn chim, gia cầm và thủy cầm chưa được chế biến kỹ.
– Người đi đến. sống trong vùng có ca bệnh cúm A(H7N9).
– Người tiếp xúc gần với người nghi ngờ bệnh hoặc người xác định bệnh cúm A(H7N9).
4. Dấu hiệu mắc bệnh thường gặp là gì?
– Có các dấu hiệu nhiễm trùng hô hấp cấp: sốt, ho, khó thở, viêm phổi diễn tiến nhanh và nặng.
– Nghi ngờ mác bệnh nếu không tìm được bàng chứng nhiễm trùng do nguyên nhân khác.
5. Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần làm gì?
– Các ca nghi ngờ bệnh đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly sớm và được làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh.
6. Phương pháp điều trị bệnh là gì?
– Nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.
– Sử dụng thuốc kháng vi-rút càng sớm càng tốt.
– Hồi sức hô hấp.
– Điều trị suy đa tạng.
7. Có thể làm gì để phòng ngừa bệnh?
• Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh cúm A(H7N9).
• Đối với người đi đến hoặc sống tại quốc gia đang có dịch bệnh cúm A(H7N9) cần phải:
– Tránh xa các trại nuôi chim, gia cầm và thủy cầm hoặc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại các chợ gia cầm.
– Không nên tới khu vực giết mổ chim, gia cầm và thủy cầm.
– Không nên tiếp xúc với với các vật dụng bị ô nhiễm bởi phân chim, gia cầm và thủy cầm.
– Thường xuyên rửa tay với xà phòng: Rửa tay trước, trong và sau khi chế biến thức ăn; trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi tiếp xúc gần với gia cầm và chất thải của gia cầm hoặc bất cứ khi nào tay bẩn để ngăn chặn sự lây nhiễm cho chính mình và cho người khác.
– Che miệng bẳng khăn giấy hoặc khủy tay khi ho, hắt hơi, vứt khăn giấy vào thùng rác kín và rửa tay.
– Luôn tuân thủ tốt an toàn vệ sinh thực phẩm: luôn giữ thịt và trứng sống cách xa thức ăn đã nấu chín; không sử dụng cùng dao, thớt chung cho cả thịt sống và chín; chế biến kỹ thức ăn; rửa sạch bề mặt và đồ dùng đã tiếp xúc với thịt sống.
– Không ăn thịt, trứng các loại chim, gia cầm và thủy cầm không rõ nguồn gốc hoặc bị nhiễm bệnh.
– Đối với người xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp khi đi du lịch tới hoặc ngay sau khi trở về từ khu vực đang có dịch bệnh cúm cần nghĩ tới cúm A/H7N9.