V/v định hướng TTGDSK tháng 2&3 năm 2015
Kính gửi:
– Phòng Nghiệp Vụ Y – Sở Y tế;
– Phòng Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung tâm Y tế Dự phòng quận/huyện;
– Tổ Truyền thông Giáo dục sức khỏe các Bệnh viện, Trung tâm chuyên khoa;
– Tổ Truyền thông Giáo dục sức khỏe các Bệnh viện ngoài công lập.
Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe xây dựng Định hướng truyền thông giáo dục sức khỏe tháng 2&3 năm 2015 như sau:
A. TRUYỀN THÔNG NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, QUY ĐỊNH, VĂN BẢN
CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH vực Y TẾ
1. Công điện số 53/CĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký ban hành ngày 22/1/2015 về việc “Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Sởi”. Mùa Đông – Xuân tới là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sởi lây lan và bùng phát tại cộng đồng. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, ngành y tế cần phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt các nội dung về giám sát, điều trị và truyền thông. Theo đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin, truyền thông cơ sở về các biện pháp phòng dịch bệnh đường hô hấp, lợi ích của việc tiêm vắc-xin phòng sởi, chú ý vào việc tiêm đúng lịch, đủ mũi cho trẻ, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng.
2. Chỉ thị số 2/CT-BYT do Bộ trưởng Bộ y tể Nguyễn Thị Kim Tiến ký ban hành ngày 26/1/2015 về việc “Bảo đảm công tác y tế trong dịp Tết nguyên đán Át mùi 2015”. Bộ trưởng chỉ thị cho tất cả các đơn vị y tế thực hiện tốt những nội dung sau: tăng cường công tác phòng chống dịch; tăng cường công tác bảo đảm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết; tổ chức tốt công tác khám, chữa bệnh; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các cơ sở y tế; tăng cường công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe; tổ chức Tết đầm ấm, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm.
B. TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, để chủ động phòng, chống nguy cơ dịch bệnh xảy ra trong tháng 2 và 3 năm 2015, Sở Y tế triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe sau:
1. Bệnh Sỏi và bệnh Rubella
Bệnh Sởi:
Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, hiện tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai vắc-xin. Tuy nhiên, nhóm nguy cơ cao mắc sởi hiện nay là (i) trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi không có miễn dịch từ mẹ truyền sang và chưa đến tuổi được tiêm vắc-xin, (ii) người chưa tiêm hoặc chưa tòng mắc sởi trước đây, (iii) người đã tiêm vắc-xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch. Bên cạnh đó, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.
Ngoài ra, thời tiết giao mùa đông – xuân (cuối năm trước đến khoảng tháng 3, tháng 4 năm sau) thường trở lạnh kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm như bệnh sởi và các bệnh đường hô hấp khác, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Do đó, cần tăng cường truyền thông cho người dân về các biện pháp phòng bệnh chủ động và tiếp tục giám sát tại cộng đồng để phát hiện sớm chùm ca bệnh, xử lý kịp thời, không để dịch quay trở lại.
Bệnh Rubella:
Bệnh Rubella là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Phần lớn bệnh thường ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, tất cả những người chưa có miễn dịch với Rubella đều có nguy cơ mắc bệnh, trong đó, bệnh gây tác hại nguy hiểm nhất đến sức khỏe của bà mẹ cũng như thai nhi nếu bà mẹ nhiễm vi-rút trong thời kỳ mang thai vỉ có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ này có nguy cơ cao mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với nhiều dị tật nghiêm trọng như dị tật tim, điếc, đục thủy tinh thể, chậm phát triển…
Biểu hiện ban đầu của bệnh là mệt mỏi, đau đầu, sốt nhẹ, viêm mũi xuất tiết nhẹ, viêm màng kết mạc mắt, sau đó nổi hạch và phát ban ở mặt và lan toàn thân gân giống ban sởi. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, khi nghi nhiễm Rubella cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, quan trọng nhất là cần phải cách ly bệnh nhân (nghỉ học, nghỉ làm…) trong vòng 7 ngày kể từ khi phát ban để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Trong thời gian cách ly, bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế, cần tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Đồng thời, tiêm vắc-xin Rubella là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất cần được truyền thông cho cộng đồng.
Chiến dịch tiêm vắc-xin sỏi – Rubella (MR):
Hiện nay, chiến dịch tiêm vắc-xin MR cho hơn 20 triệu trẻ từ 1 – 14 tuổi trên toàn quốc bắt đầu từ tháng 10/2014 đã bước sang đợt 3 (tiêm cho trẻ mầm non, trẻ từ 1
– 5 tuổi). Tính đến ngày 30/1/2015, chiến dịch đợt 2 triển khai trên địa bàn Tp. HCM đạt tỷ lệ tiêm 79,7% % tổng số trẻ tò 6 – 10 tuổi. Ngoài ra, trong thời gian này, các quận/huyện tiếp tục tổ chức tiêm vét cho các trẻ bị bỏ sót, hoãn tiêm, các trẻ có phụ huynh chưa đồng thuận… Do đó, các đơn vị y tế cần tiếp tục tăng cường truyền thông tập trung vào các đối tượng trên (như tạo lòng tin của các bậc phụ huynh về sự an toàn của vắc-xin MR, quy trình tiêm chủng), để đảm bảo đạt được mục tiêu của chiến dịch là 95% sổ trẻ từ 1 – 14 tuổi được tiêm vắc-xin MR.
Chiến dịch này sẽ góp phần lớn giảm gánh nặng bệnh Rubella và góp phần rất quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu loại trừ bệnh Sởi của khu vực Tây Thái Bình Dương vào năm 2017 vì một thế hệ tương lai khỏe mạnh.
(Xem thêm Phụ ỉục Định hướng truyền thông tháng 1/2015)
2. Bệnh Sốt xuất huyết Dengue
Hiện nay, Tp. HCM đã vào thời điểm cuối mùa mưa, không phải là thời điểm dịch Sốt xuất huyết, tuy nhiên tại một số quận/huyện, số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết vẫn tăng bất thường như Thủ Đức, Hóc môn, Củ Chi, Tân Bình, Bình Tân và Bình Chánh.
Bệnh Sốt xuất huyết hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh, trong khi đó tập quán trữ nước tại nhiều khu vực của thành phố vẫn còn. Tại một số khu vực, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa nghiêm túc thực hiện biện pháp súc rửa cho các vật chứa nước trong chăn nuôi; tại các hộ mua bán phế liệu, các vật thải chưa được thu gom và đóng gói gọn gàng, điều này sẽ tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và lăng quăng phát triển. Ngoài ra, tại một số khu vực có nhiều kênh rạch, tắc nghẽn dòng chảy có thể làm phát sinh muỗi, làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch. Do đó, tại các quận/huyện này cần phải tăng cường vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa để hạn chế muỗi trú đậu, sinh sản. Đồng thời, các đơn vị y tế cần phối hợp với chính quyền xử lý triệt để các khu vực có nguy cơ cao, giám sát môi trường, không để dịch lan rộng và kéo dài.
Bên cạnh đó, cần truyền thông để nâng cao ý thức và thay đổi hành vi của cộng đồng trong phòng, chống Sốt xuất huyết. Đồng thời, áp dụng các hình thức xử phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
(Xem thêm Phụ lục Định hướng truyền thông tháng 1/2015)
3. Bệnh Tay chân miệng
Từ đầu năm 2015 đến nay, đã có 696 trường họp mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố. Mặc dù, hiện chưa phải là thời điểm mùa dịch nhưng các trường họp mắc bệnh vẫn rải rác tại một số quận/huyện như Bình tân, Bình Chánh, Thủ Đức và Quận 8.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn lưu hành do nhiều yếu tố như khả năng đáp ứng miễn dịch; trẻ có thể mắc lại bệnh nhiều lần với các týp vi-rút khác nhau… nhưng trong đó, việc người dân thực hiện các hành vi phòng bệnh không thường xuyên là một trong những yếu tố chính làm nguy cơ dịch vẫn lưu hành và có thể bùng phát vì trẻ thường bị nhiễm bệnh qua tiếp xúc từ người lớn là người lành mang trùng.
Đồng thời, các đơn vị y tế cần chú ý các thời điểm dịch có thể xảy ra trong năm: tò tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 11 để tăng cường giám sát và truyền thông cho cộng đồng thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh (như hướng dẫn người dân lau rửa nhà cửa, đồ chơi; tư vấn cho các bà mẹ về kỹ năng phòng bệnh cho trẻ; tổng vệ sinh môi trường khu vực; tổ chức tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uổng) để hạn chế lây lan bệnh, cũng như khi trẻ bị bệnh, cần theo dõi trẻ sát, phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển nặng và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.
(Xem thêm Phụ lục Định hướng truyền thông tháng 1/2015)
4. Bệnh Thủy đậu
Cũng như các bệnh do vi-rút gây ra, thủy đậu xảy ra nhiều nhất từ cuối năm dương lịch cho đến tháng 3 – 4, vì đây là thời điểm giao mùa Đông – Xuân, thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao rất thuận lợi cho các loại vi-rút sinh sôi nảy nở. Đây cũng là lúc sức đề kháng của con người, đặc biệt là ứẻ nhỏ xuống thấp. Bên cạnh đó, các gia đình thường có nhu cầu du lịch, thăm viếng và tiếp xúc với nhiều người dịp cuối năm, nên nếu có người mắc bệnh thủy đậu thì khả năng lây lan lại càng cao.
Trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là những người đang sống trong vùng dịch và chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh. Vì vậy, ngành Y tế cần phối họp với các Ban ngành, Đoàn thể truyền thông rộng rãi đến cộng đồng, chủ động phòng ngừa bệnh bàng cách tiêm vắc-xin Thủy đậu và các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, chế độ dinh dưỡng nâng cao hệ miễn dịch.
(Xem thêm Phụ lục Định hướng truyền thông tháng 1/2015)
5. Bệnh Cúm A(H7N9)
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kể từ trường hợp đầu tiên mắc cúm A (H7N9) vào năm 2013 đến ngày 13/1/2015 trên thế giới ghi nhận 486 trường họp mắc và đã có 185 người tử vong (chiếm 40%). Hiện nay, các ca bệnh cúm A(H7N9) đang có xu hướng lan rộng xuống các tỉnh phía nam – gần biên giới nước ta. Mặc dù hiện Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh nào, tuy nhiên nguy cơ cúm A(H7N9) xâm nhập vào nước ta vẫn được Bộ y tế cảnh báo.
Trong khi đó, dịch cúm A(H5N1, H5N6) tại nước ta hiện vẫn đang xảy ra trên đàn gia câm và đàn chim cút hoặc tình trạng gia câm chêt không rõ nguyên nhân ở một số địa phương. Đặc biệt các chủng cúm A(H5N1) trên gia cầm của Trung Quốc giống 99% chủng cúm A(H5N1) trên gia cầm của Việt Nam, chứng tỏ cớ sự di chuyển tò Trung Quổc vào Việt Nam. Đồng thời, nhu cầu thực phẩm tăng cao trong dịp Tết sẽ làm gia tăng việc buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm không đảm bảo, thời tiết mùa đông xuân cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm phát sinh.
Do vậy, để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán, các đơn vị Y tế cần phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan thực hiện tốt việc tăng cường kiểm dịch y tế biên giới (kiểm soát việc vận chuyển gia cầm), ngăn chặn sự xâm nhập của cúm A(H7N9) vào Việt Nam; tăng cường giám sát tại cộng đồng, trong các bệnh viện, tất cả các trường hợp có biểu hiện viêm, nhiễm trùng đường hô hấp đều phải được lấy mẫu xét nghiệm để giám sát; tăng cường xét nghiệm thú y, nếu xét nghiệm phát hiện virus trên đàn gia cầm hoặc phát hiện các ổ dịch cúm gia cầm thì sẽ ngăn chặn không để lây sang người; tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tăng cường truyền thông để người dân nâng cao ý thức phòng bệnh, trong đó có việc tuyên truyền người dân không ăn tiết canh… Đồng thời, áp dụng các hình thức xử phạt hành chính đối với những trường họp vi phạm Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
(Xem thêm Phụ lục Định hướng truyền thông tháng 2/2015)
6. Bệnh Sốt xuất huyết do vi-rút Ebola
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch bệnh do vi-rút Ebola tiếp tục gia tăng cả về số mắc và số tử vong tại 10 quốc gia (Guinea, Liberia, Sierra Leone, Nigeria, Senegal, Congo, Mali, Mỹ, Tây Ban Nha, Anh). Tính từ đầu vụ dịch đến ngày 4/2/2015 đã ghi nhận 22.495 trường họp mắc, trong đó có 8.981 trường hợp tử vong. Cũng theo WHO, ghi nhận có hơn 800 trường họp cán bộ y tế chăm sóc trực tiếp bị mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh đang được kiểm soát.
Hiện nay thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng bệnh đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể khỏi bệnh nếu được chăm sóc y tế thích họp. Tại Việt Nam, hiện chưa phát hiện người nhiễm vi-rút Ebola. Hàng ngày, tại các cửa khẩu quốc tế tiếp tục nhận thông tin hành khách đến Việt Nam từ những quốc gia có dịch Ebola và chuyển về cho 24 quận/huyện tiếp cận giám sát. Bên cạnh đó, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về các yếu tố nguy cơ của bệnh, biện pháp phòng ngừa bệnh chủ động và hướng dẫn người dân chủ động liên hệ và khai báo với cơ sở y tế gần nhất khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh.
(Xem thêm Phụ lục Định hưởng truyền thông tháng 1/2015)
7. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Dịp Tết Nguyên Đán sắp tới là thời điểm nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, do đó nguy cơ người dân sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản cũng như thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng tăng cao. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Do đó, các đơn vị y tế cần tập trung hướng dẫn cho người dân cách chọn lựa thực phẩm an toàn, phòng tránh ngộ độc thực phẩm nhất là những thực phẩm thường sử dụng trong dịp Tết như thịt, cá, thủy hải sản, rau củ quả, nước giải khát, bánh kẹo…, không vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm mắc bệnh, không rõ nguồn gốc, không ăn thức ăn sống, hải sản chưa được chế biến kỹ, không uống rượu bia khi trực tiếp tham gia giao thông.
Các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm:
■ Lựa chọn thực phẩm tươi sống, có xuất xứ rõ ràng, không mua bán, sử dụng thực phẩm không biết rõ nguồn gốc, thực phẩm trôi nổi.
■ Giữ vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh bàn tay, đồ dùng chế biến thực phẩm, che đậy kỹ, tránh các côn trùng bám vào.
■ Sử dụng nước sạch khi chế biển thực phẩm.
■ Bảo quản riêng biệt thức ăn chín và sống.
■ Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù họp.
■ Nấu chín kỹ thức ăn để tiêu diệt vi khuẩn.
Ngoài ra, tiếp tục tăng cường truyền thông, giám sát các dịch bệnh tiêu chảy cấp, dịch hạch, viêm não vi-rút, viêm não Nhật Bản, bại liệt, viêm hô hấp cấp không rõ nguyên nhân, quai bị… phát hiện và xử lý kịp thời không để dịch bệnh lan rộng.
c. CÁC ĐỢT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TRONG THÁNG
1. Ngày Ung thư thế giới – World Cancer Day (4/2/2015)
Ngày Ung thư thế giới là một sự kiện toàn cầu được tổ chức vào ngày 4/2 hàng năm. Sự kiện này nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, cộng đồng về căn bệnh ung thư, cách phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh. Sự kiện cũng kêu gọi chính phủ các nước khai thác và huy động tất cả các giải pháp chủ động và hiệu quả hơn cho sự thay đổi tích cực để giải quyết một vấn đề sức khỏe không ngoại trừ ai: Ung thư.
• Tại Việt Nam, mỗi năm có 200.000 bệnh nhân ung thư mới, 70.000 người bệnh ung thư tử vong. Trong đó, đến 80% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng tới kết quả điều trị và thời gian sống sau khi điều trị ngắn ngủi.
Chủ đề của ngày Ung thư thế giới năm 2015 là “Không nằm ngoài tầm với của chúng ta” (Not beyond us). Chiến dịch nhàm truyền thông về những biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư, từ đó đưa đến những triển vọng tích cực có thể làm giảm gánh nặng ung thư toàn cầu.
Chiến dịch năm 2015 tập trung vào các lĩnh vực:
■ Lựa chọn lối sống lành mạnh.
■ Phát hiện bệnh sớm.
■ Điền trị cho tất cả mọi người.
■ Nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Ngày Hội chứng Down thế giới – World Down Syndrom Day (21/3/2015)
Ngày 21 tháng 3 năm 2015 đánh dấu kỷ niệm 10 năm ngày Hội chứng Down thế giới và cứ mỗi năm thì tiếng nói của những người mắc hội chứng Down cũng như những người cùng sống và làm việc với họ ngày càng lớn mạnh hơn.
Chủ đề của ngày Hội chứng Down thế giới năm 2015 là “Cơ hội của tôi, lựa chọn của tôi – Được hưởng đầy đủ và bình đẳng các quyền và vai trò trong gia đinh” (My Opportunities, My Choices – Enjoying Full and Equal Rights and the Role of Families). Những người mắc Hội chứng Down thường phải đối mặt với nhiều thách thức, cả trẻ em và người lớn, họ đều không được hưởng quyền lợi. Nhiều người không hiểu ràng những rigười bị bệnh họ cũng là người, họ có thể nhận được nhiều sự hỗ trợ nhưng họ cần được xã hội nhìn nhận những quyền cơ bản mà không có bất kỳ một sự phân biệt đối xử nào.
Gia đình thường là nơi những người mắc Hội chứng Down được thể hiện quyền cá nhân nhiều nhất. Vì thế, họ cần được hỗ trợ để có cơ hội cũng như được quyền bày
tỏ quan điểm và đưa ra quyết định của mình.
3. Ngày Thế giói phòng, chống bệnh Lao – World Tuberculosis Day (24/3/2015)
Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 9 triệu trường họp mắc Lao mới, trong đó luôn có khoảng 3 triệu trường họp không được chẩn đoán, không được điều trị hoặc được chẩn đoán nhưng không được tham gia điều trị trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống Lao. Những nỗ lực chính cần phải làm là xóa bỏ những thiếu sót này.
Ngày Thế giới phòng, chống bệnh Lao năm 2015 sẽ tiếp tục chủ đề của năm 2014 là “Tiến tới 3 triệu – Xét nghiệm bệnh lao để điều trị và chữa khỏi bệnh cho tất cả mọi người”. Và thông điệp chính của năm nay là “Tiếp cận, điều trị và chữa khỏi bệnh cho mọi người” (Reach, treat, cure everyone).
Ngày Thế giới phòng, chống Lao năm 2014 kêu gọi sự nỗ lực của toàn cầu để tìm kiếm, điều trị và chữa khỏi bệnh cho tất cả những người mắc bệnh Lao, đẩy nhanh ti én trình đạt mục tiêu vì một thế giới không còn người bệnh Lao vào năm 2035.
D. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Tuyến y tế cơ sở dựa trên các thông điệp chính để triển khai các hoạt động truyền thông phù hợp với đơn vị như góc GDSK, bản tin địa phương, truyền thông nhóm, truyền thông cá nhân, lồng ghép trong các buổi họp chính quyền địa phương, tổ dân phố…
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm tài liệu tại các trang website:
– Website của Bộ Y tế: https://www.moh.gov.vn.
– Website của T5G: https://www.t5g.org.vn.
– Website của Sở Y tế: https://www.medinet.hochiminhcitv.gov.vn.
– Website của T4G thành phố Hồ Chí Minh: https://www.t4ghcm.org.vn./.