Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do vi-rút Corona gây ra (gọi tắt là MERS-CoV) đang bùng phát tại 9 quốc gia vùng Trung đông và đã lan đến 17 quốc gia khác, trong đó đáng chú ý có những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines.
Theo Tổ chức Y tế thế giói (WHO) tính đến ngày 04/6/2015, trên thế giới đã ghi nhận 1.184 trường hợp nhiễm MERS-CoV, trong đó có 442 trường hợp tử vong. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiếp xúc gần, hoặc nước bọt.
Hiện nay, tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nhiễm MERS-CoV. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ xâm nhập vào nước ta thông qua các khách du lịch, người lao động, học tập tại các quốc gia có dịch về Việt Nam. Khó khăn trong việc ứng phó với MERS-CoV là hiểu biết của người dân về cách thức lây truyền của bệnh chưa đầy đủ, cũng như chưa có vắc-xin và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; bên cạnh đó cũng xuất hiện các trường hợp không có triệu chứng, dẫn đến khó kiểm soát và làm tăng khả năng lây lan trong cộng đồng;
Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe (T4G) đề nghị Ban Giám đốc Bệnh viện/ Trung tâm chuyên khoa Thành phố, Trung tâm Y tế dự phòng Quận/ Huyện, Bệnh viện Quận/ Huyện và Bệnh viện ngoài công lập chỉ đạo tăng cường hoạt động truyền thông phòng, chống dịch MERS-CoV như sau:
1. Mục tiêu:
– Triển khai công tác truyền thông phòng, chống dịch MERS-CoV cho toàn mạng lưới truyền thông, giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) để các đơn vị chủ động thực hiện các hoạt động truyền thông phù hợp với nhiệm vụ được giao.
– Giúp người dân có kiến thức và chủ động phòng ngừa nhiễm MERS-CoV.
2. Đối tượng truyền thông: tất cả người dân trong cộng đồng, chú trọng vào đối tượng khách du lịch, người lao động, học tập tại các quốc gia có dịch về Việt Nam và những đối tượng có nguy cơ cao mắc MERS-CoV là những người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính, những người bị bệnh miễn dịch.
3. Nội dung truyền thông:
3.1. MERS-C0V là gì?
Là hội chứng viêm đường hô hấp cấp xuất phát từ Trung đông (Middle East Respiratory Syndrome: MERS) do vi-rút Corona (CoV) gây ra.
3.2. Tại sao cần quan tâm đến MERS-CoV?
– Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
– Chưa có vắc-xin phòng bệnh.
– Tỷ lệ tử vong cao.
– Có khả năng lây từ người qua người.
3.3. Dấu hiệu thường gặp của bệnh.
Ho, sốt > 38°c, khó thở
3.4. Có thể bị nhiễm MERS-CoV khi:
– Vừa rời khỏi các quốc gia đang có dịch
– Tiếp xúc gần với bệnh nhân nghi nhiễm MERS-CoV
3.5. Cần làm gì khi có dấu hiệu mắc bệnh?
– Nếu có các dấu hiệu bệnh như trên trong vòng 14 ngày sau khi rời khỏi các quốc gia đang có dịch, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
– Người bệnh hoặc nghi ngờ bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Nếu tiếp xúc phải mang khẩu trang y tế.
3.6. Phòng, chống dịch MERS-CoV như thế nào?
– Đối với các cơ sở y tế có giường bệnh:
+ Phổ biến kiến thức phòng, chống dịch MERS-CoV cho cán bộ y tế, bệnh nhân, thân nhân.
+ Thực hành tốt chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế khi thăm khám, chăm sóc, điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và nghi ngờ MERS-CoV.
– Đối với cộng đồng: để chủ động phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh khi không cần thiết. Trước khi đi du lịch cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lầy nhiễm cho bản thân.
+ Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi hắt hơi, ho hoặc chùi mũi. Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.
+ cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Vứt các khăn giấy lau mũi, miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy.
+ Tránh tiếp xúc và tụ tập ở nơi đông người, nơi không thoáng khí. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
+ Duy trì thông khí nơi ở hoặc nơi làm việc tốt.
+ Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ.
+ Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng.
+ Những người trở về từ các quốc gia đang có dịch bệnh, trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như sốt trên 38°c, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cẩn đeo khấu trang và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm MERS-CoV.
+ Thường xuyên cập nhật thông tin và cách phòng, chống dịch MERS-CoV của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trên website: http://vncdc.gov.vn và các thông tin chính thống khác.
* Nguồn tài liệu tham khảo:
– Hướng dẫn chấn đoán và điều trị Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung đông do vi rút Corona ban hành theo quyết định số 3014/QĐ-BYT ngày 13/8/2014 của Bộ Y tế.
– Khuyến cáo phòng, chống MERS-CoV (Văn phòng Đáp ứng tình trạng khẩn cấp (EOC), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế).
4. Biện pháp thực hiện:
– Tập huấn lại kiến thức cách phòng, chống dịch MERS-CoV cho mạng lưới T3G của đơn vị, nhân viên y tế, khoa phòng và Phường/ Xã (T2G), cộng tác viên khu phố (TIG), ban ngành đoàn thể, cán bộ y tế trường học…để thực hiện các hình thức truyền thông đến các đối tượng.
– Tổ chức phát thanh trên các phương tiện truyền thông tại Quận/ Huyện, Phường/ Xã và tại các bệnh viện.
– Cập nhật thông tin trên Góc TT-GDSK, bảng tin của BV/TTCK thành phố, TT.YTDP và BV Quận/ Huyện, BV. ngoài công lập, các khoa phòng, Trạm y tế và bảng tin khu phố, tổ dân phố.
– Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tại địa phương để tổ chức truyền thông nhóm, truyền thông tại hộ gia đình (vãng gia truyền thông), trường học, khu nhà trọ,…
– Tổ chức các buổi truyền thông cho bệnh nhân và thân nhân.
– Phân phối tài liệu đến đối tượng đích và hướng dẫn cách sử dụng tài liệu truyền thông.
– T3G, T2G tăng cường giám sát hoạt động truvền thông tại các Phường/ Xã, trường học trên địa bàn.
Ngoài ra, các đơn vị có thể thực hiện các biện pháp truyền thòng tùy theo điểu kiện và khả năng của từng đơn vị.
5. Tài liệu truyền thông:
– Định hướng tháng 6/ năm 2015 của T4G
– Các bích chương và tờ rơi T4G đã cấp phát đến các đơn vị.
– Tham khảo thêm tài liệu tại các trang web:
Website của Bộ Y tế: http://www.moh.gov.vn
Website của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): http://vncdc.gov.vn.
Website của T5G: http://www.t5g.org.vn
Website của Sở Y tế: http://www,medinet.hochiminhcity.gov.vn.
Website của T4G: http://www.t4ghcm.org.vn