Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Theo BS CKII Vương Hữu Định – Bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Hạnh TP.HCM. Thì thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một bệnh lý phổ biến, gây ra các triệu chứng như đau nhức, tê bì, yếu cơ ở vùng thắt lưng và chân. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như lão hóa, chấn thương, nghề nghiệp, di truyền… Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, như giảm cơ lực, tổn thương khớp, suy tỉnh mạch, rối loạn chức năng bàng quang, ruột, mất cảm giác hoặc tàn phế.
Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tuy nhiên, ở lứa tuổi lao động là dễ mắc phải nhất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 65% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nằm trong độ tuổi từ 20 – 50. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến cuộc sống, năng suất và hiệu quả lao động.
Trong cuộc sống, có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như:
- Do người làm việc ngồi trong một tư thế quá 4h không nghĩ ( đây gọi là công việc nặng nhọc)
- Do người bệnh phải lao động nặng nhọc trong thời gian dài
- Do nâng, nhấc một vật nặng quá đột ngột sai tư thế và gây tác động mạnh đến vòng xơ bao quanh đĩa đệm
- Do tuổi tác, đĩa đệm cột sống thắt lưng thường sớm bị loạn dưỡng, thoái hóa tổ chức
- Do người bệnh bị chấn thương, tai nạn….
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Ngay khi có dấu hiệu và nghi ngờ bản thân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thì người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Và tiến hành các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh chính xác
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) với độ phân giải cao, cho hình ảnh sắc nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và các vùng khác. Đồng thời qua những hình ảnh mà MRI cung cấp cũng có thể giúp đánh giá tủy sống và các dây chằng chính xác hơn.
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp MRI khi:
- Bệnh nhân có biểu hiện đau thắt lưng kèm theo đau rễ L4, L5 hoặc S1
- Bệnh nhân chỉ đau rễ L4, L5 hoặc S1 mà không bị đau thắt lưng
- Bệnh nhân bị teo cơ vùng cẳng chân, có hoặc không đau thắt lưng
- Bị teo cơ cẳng chân kèm rối loạn cơ vòng
- Ngoài ra, trong các trường hợp khác, bệnh nhân nếu khám lâm sàng đau theo rễ không điển hình, thì cũng có thể làm MRI để tầm soát thêm các bệnh lý khác như: năng quan rễ S2 hoặc S3, trượt đốt sống thắt lưng, khối u hoặc lao cột sống….
Các phương pháp điều trị
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể được chia thành hai loại chính: Phương pháp bảo tồn và phẫu thuật. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả:
Phương pháp bảo tồn: Thông thường người bệnh thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị bằng thuốc, chích là loại chống viêm non-steroid, chống co cơ, có thể dùng kết hợp corticoid theo đường uống. Thuốc giúp giảm đau, kháng viêm, giảm sưng, giảm kích ứng dây thần kinh. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và có thể gây ra các tác dụng phụ nếu dùng quá liều hoặc quá lâu.
Điều trị không dùng thuốc: Ngoài thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc, để hỗ trợ quá trình hồi phục và ngăn ngừa tái phát. Một số phương pháp điều trị không dùng thuốc gồm:
1.Phương pháp Chiropractic: là một trong những giải pháp vật lý trị liệu giúp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Phương pháp này được thực hiện theo các quy trình sau:
- Bác sĩ sẽ khám và xác định vị trí của đĩa đệm bị thoát vị.
- Bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật chỉnh hình cột sống để giảm áp lực và căng thẳng ở vùng bị tổn thương.
- Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tập các bài tập cơ bản để tăng cường sức khỏe cơ xương khớp.
2.Phương pháp điện trị liệu: là một phương pháp sử dụng các loại tia điện từ để kích thích các mô bị tổn thương, giúp giảm đau, tăng cường quá trình chuyển hóa, kháng viêm, tái tạo lại tổ chức. Có nhiều loại tia điện từ khác nhau, như tia hồng ngoại, laser, sóng siêu âm…
3.Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt: là một phương pháp truyền thống, dựa trên nguyên lý kích hoạt các huyệt đạo trên cơ thể để cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau và sưng. Phương pháp này cần được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và am hiểu về cơ xương khớp.
4.Phương pháp nóng lạnh: là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giảm đau và sưng do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Người bệnh có thể dùng túi nước nóng hoặc gói đá để đặt lên vùng bị đau trong khoảng 15-20 phút, lặp lại nhiều lần trong ngày.
5.Phương pháp can thiệp nội soi: là một phương pháp điều trị mới và tiên tiến cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nặng hoặc không hiệu quả với các phương pháp điều trị khác. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị nội soi nhỏ để tiếp cận và loại bỏ một phần của đĩa đệm bị thoát vị. Phương pháp này có nhiều ưu điểm so với phẫu thuật mở truyền thống như: ít xâm lấn, ít gây biến chứng, ít gây đau sau can thiệp, thời gian hồi phục nhanh…
6.Phương pháp dinh dưỡng: là một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Người bệnh nên ăn uống cân bằng, đa dạng, giàu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm gây viêm, như đường, chất béo trans, chất béo bão hòa, rượu, thuốc lá…
7.Phương pháp tập luyện: là một phương pháp quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Tập luyện giúp tăng cường sức khỏe cơ xương khớp, cải thiện chức năng vận động, giảm cân và giảm áp lực lên cột sống. Người bệnh nên tập các bài tập nhẹ nhàng, thư giãn, không gây căng thẳng hoặc tổn thương thêm cho cột sống. Một số bài tập hữu ích gồm: đi bộ, bơi lội, yoga, pilates…
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, từ thuốc, vật lý trị liệu, tập luyện, dinh dưỡng cho đến can thiệp nội soi. Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, do đó người bệnh cần được tư vấn và hướng dẫn bởi các bác sĩ chuyên khoa để chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, cũng như duy trì một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa tái phát bệnh. Chúc bạn sớm khỏe mạnh và hạnh phúc!
Mọi thông tin vui lòng liên hệ
? Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe
? Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
? Website: benhvienvanhanh.vn
? Fanpge: Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Hạnh
? Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh