Như chúng ta đã biết, gân là những sợi cứng, chắc, dầy nối giữa cơ và xương.
Viêm gân là tình trạng gân bị viêm hay kích ứng làm cho gân bị sưng lên. Chúng ta thường gặp gân bị viêm khi bị căng cơ lặp đi lặp lại, do chấn thương hoặc do vận động quá mức. Vì vậy, những vùng thường gặp viêm gân là vai, khuỷu tay, cổ tay, gối và gót chân. Tuy nhiên, viêm gân có thể xảy ra ở bắt cứ gân nào trong cơ thể. Chẳng hạn như viêm điểm bám gân vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay rất thường gặp ở người chơi tennis nên còn có tên Teniss elbow. Tuy nhiên không chỉ có tennis mà những môn thể thao sử dụng vợt, thợ sửa ống nước, vặn vis… gây tổn thương gân do lặp đi lặp lại quá nhiều một động tác dẫn tới viêm gân. Những người chơi golf cũng hay gặp viêm điểm bám gân vùng lồi cầu trong xương cánh tay. Viêm gân cũng rất thường gặp trong các bệnh lý khớp viêm như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp dạng thấp đều có thể kèm theo viêm gân.
Viêm gân gót chân – Hình ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
1. Những triệu chứng nào của viêm gân thường gặp?
• Đau dọc các gân, triệu chứng đau này tăng lên khi vận động các khớp liên quan với gân bị viêm này.
• Cứng khớp buổi sáng. Buổi sáng ngủ dậy cảm giác khó vận động khớp hơn. Triệu chứng này có cải thiện sau khi khớp được vận động.
• Cảm giác như có tiếng lắc rắc, lạo rạo khi cử động các gân này.
• Có thể có kèm sưng, nóng, đỏ dọc theo gân.
Hầu hết viêm gân có thể được điều trị khỏi bằng nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, kháng viêm, giảm đau. Tuy nhiên một số gân viêm kéo dài vùng với sự cọ sát với gai xương có thể làm rách bao gân, tổn thương gân, gây đức gân, lúc này có thể cần phối hợp điều trị phẫu thuật.
Khi có các triệu chứng của viêm gân được nêu trên chúng ta nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm, các biện pháp điều trị, phòng ngừa, làm giảm giảm thương gân dẫn đến thoái hóa cũng như tổn gân.
2. Các yếu tố nguy cơ
Có yếu tố nguy cơ làm tăng viêm gân như tuổi. Tuổi càng cao thỉ các gân càng trở nên kém dẻo dai, dễ bị tổn thương.
Các nghề có liên quan đến những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần, các động tác trái tay và phong độ hơi kém hơn so với yêu cầu. Hay sử dụng một số loại thuốc (nhóm floroquine, Cortisone, Thuốc ức chế men Aromatase trong điều trị ung thư).
3. Chẩn đoán:
Dựa trên khám lâm sàng và các phương pháp hình ảnh học.
4. Điều trị:
Mục tiêu của điều trị viêm gân là làm giảm đau, giảm kích ứng gân. Các biện pháp như nghỉ ngơi, chườm lạnh, tập vận lý trị liệu thư giãn gân kết hợp thuốc kháng viêm giảm đau có thể là cần thiết giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, việc phục hồi hoàn toàn có thể mất vài tháng.
Các thuốc điều trị cho viêm gân bên cạnh giảm đau, kháng viêm, Cotrticoide mà cón có các biện pháp khác như huyết tương giàu tiểu cầu.
5. Phòng ngừa
Để giảm thiểu đi những tác động làm gia tăng tình trạng viêm gân chúng ta cần quan tâm đến những yếu tố sau:
• Tránh những hoạt động đặt quá nhiều áp lực lên gân, đặc biệt là trong thời gian dài. Nếu bị đau khi tập luyện thì hãy dừng lại để nghỉ ngơi cho gân hồi phục lại. Nếu Công việc thường xuyên phải lặp đi lạp lại một số động tác thì nên khởi động kỹ cho gân cơ trước khi làm việc và tạm nghỉ khi mỏi để tránh quá tải lên gân, cớ.
• Nếu một bài tập hay một vận động nào đó làm bạn đau hay thử tập một bài tập khác. Vận động đan xen có thể giúp kết hợp bài tập cường độ cao với bài tập nhẹ nhàng chẳng hạn như các bài tập chạy, nhảy với đạp xe, bơi lội.
• Cải thiện cách vận động. Chẳng hạn bạn đang hoạt động hai tập những bài tập có sai sót hay chưa đạt yêu cầu bạn có thể đang tự đặt áp lực cho gân của mình. Cần cân nhắc khi tham gia bài học hay cần có hướng dẫn viên chuyên nghiệp khi bắt đầu một môn thể thao mới hay sử dụng thiết bị tập thể dục.
• Kéo dãn. Sau khi tập thể dục, hãy vận động các khớp trong tầm vận động đầy đủ cho phép của khớp gọi là Biên độ vận động khớp.
• Các vận động tại nơi làm việc. Đảm bảo ghế, bàn phím, máy tính để bàn của bạn được để ở vị trí chính xác, phù hợp với chiều cao, chiều dài cánh tay của bạn và công việc bạn thực hiện. Điều này giúp cho gân của bạn không bị căng giãn, giảm áp lực cho gân.
• Khởi động kỹ trước khi tập thể dục, chơi thể thao. Điều này giúp cho cơ bắp của bạn được chuẩn bị sẵn sàng cho các hoạt động thể thao, giúp cơ chịu tải tốt hơn và giảm thiểu chấn thương cơ và gân do vận động đột ngột khi cơ chưa được chuẩn bị sẵn sàng.
• Viêm gân trong các bệnh lý cơ xương khớp cần được khám chuyên khoa, phát hiện sớm, điều trị kịp thời và có các biện pháp phòng ngừa giúp giảm thiểu ảnh hưởng trên gân làm tăng thoái hóa gân, ảnh hưởng đến chức năng vận động và chất lượng cuộc sống.
BS CKII Nguyễn Thị Thiên Hà
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết” Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, P.12, Q.10, Tp.HCM Hotline: (+84) 028 3863 2553 – (+84) 028 3863 2554 Website: benhvienvanhanh.vn Email: benhvienvanhanh@gmail.com |