CT phổi liều thấp (hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính) được xem là một phương pháp tốt nhất được bác sĩ khuyến nghị trong việc sàng lọc, phát hiện khối u sớm ở phổi. Tầm soát ung thư phổi phát hiện sớm ung thư phổi giúp người bệnh được điều trị trong giai đoạn sớm, từ đó kéo dài thời gian sống sau ung thư.
CT phổi liều thấp là gì
Chụp CT phổi liều thấp (chụp cắt lớp vi tính liều thấp) là một phương pháp sàng lọc mới được dùng để phát hiện ung thư phổi hoặc các dấu hiệu bất thường với độ phân giải cao hơn so với phương pháp chụp thông thường.
Kỹ thuật chụp cắp kết hợp với thiết bị chụp đặc biệt với máy vi tính tạo ra nhiều lớp hình ảnh cắt cắt ngang bên trong cơ thể, giúp phát hiện các bất thường nhỏ nhất trong khi mức bức xạ ion hóa đi qua cơ thể sẽ được điều chỉnh (< 2mSv), ít hơn đến 90% so với CT thông thường. Và chắc chắn tốt hơn chụp X-quang (0.4 mSv) trong tầm soát ung thư phổi, nhưng vẫn đem lại hình ảnh tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu chẩn đoán.
Ưu điểm của CT phổi liều thấp so với phương pháp chẩn đoán truyền thống
Chụp CT phổi liều thấp được xem là một phương pháp chẩn đoán với độ chính xác cao, chi tiết, nhanh chóng và an toàn cụ thể gồm:
Chi tiết, chính xác
– Máy chụp CT chuyển động theo hình xoắn ốc và chụp liên tục các hình ảnh của phổi. Vì vậy, phương pháp này có thể cho thấy khối ung thư phổi ở giai đoạn đầu khi kích thước còn rất nhỏ.
– Kỹ thuật chụp này có thể phát hiện các bất thường ở phổi với kích thước 1-2mm (nhỏ hơn kích thước của một hạt gạo), trong khi chụp X-ray truyền thống có thể xác định ung thư phổi kích thước của một đồng xu (lớn hơn 10mm).
– Việc phát hiện được các khối u phổi khi càng nhỏ sẽ giúp bệnh nhân có nhiều lựa chọn điều trị hơn để ngăn các tế bào ung thư phổi di căn sang các bộ phận khác của cơ thể, do đó cơ hội sống sót sẽ cao hơn.
Nhanh chóng
– Chụp CT phổi liều thấp là phương pháp chụp cắt lớp ngực, thời gian chụp nhanh, quá trình quét mất chưa đầy 1 phút để hoàn thành, từ khi bắt đầu thăm khám đến khi kết thúc chỉ mất khoảng 15 phút.
An toàn
– Kỹ thuật chụp CT phổi liều thấp không gây đau và không xâm lấn. Hơn nữa, cách tiếp cận này không sử dụng thuốc cản quang, không tiêm nên không gây ra các phản ứng dị ứng (mẩn ngứa, sốc…)
– Liều bức xạ chụp thấp được đặt ở mức dưới 1mSv (so với liều chuẩn khoảng hơn 2 mSv/năm), giúp giảm nguy cơ tiếp xúc tia xạ nên an toàn và được đánh giá là phương pháp tốt nhất để sàng lọc và phát hiện ung thư phổi sớm.
Theo dõi kịp thời tiến triển của khối u
CT phổi liều thấp giúp phát hiện được tế bào bất thường ở phổi ngay ở giai đoạn đầu khi dấu ung thư còn rất nhỏ, lượng bức xạ ở mỗi lần chụp rất thấp vì vậy không gây ảnh hưởng đến người bệnh và khoảng cách giữa các lần chụp có thể gần nhau so với chụp CT tiêu chuẩn sử dụng liều bức xạ ion hóa cao (khoảng cách giữa các lần chụp tối thiểu 6 tháng để đảm bảo an toàn). Điều này giúp theo dõi kịp thời tiến triển của khối u và điều trị kịp thời.
Ai nên chụp CT phổi liều thấp
Các đối tượng nguy cơ sau đây nên tầm soát ung thư phổi hằng năm, nhằm phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh, phát hiện khối u sớm trước khi chúng lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
1) Nếu đối tượng đang và đã hút thuốc là 2 gói/ngày và trên 10 năm hoặc 1 gói/ ngày và trên 20 năm.
2) Hiện tại đã bỏ hút thuốc lá < 15 năm nhưng trong quá khứ đã hút lá như mục 1.
3) Hút thuốc lá thụ động thì căn cứ theo số năm tiếp xúc khói thuốc lá. Ví dụ chồng hút bao nhiêu năm thì tính là người vợ hút thuốc lá trong bấy nhiêu năm.
4) Bình thường thì độ tuổi cần tầm soát 50-80 tuổi. Nếu hút thuốc lá ở độ tuổi càng trẻ thì lại càng phải tầm soát < 50 tuổi.
5) Khi tầm soát cho chồng thì nhất định phải tầm soát cho tất cả các đối tượng người thân như vợ, cha mẹ, … nếu người hút thuốc lá chủ động hút thuốc lá trong nhà, khuôn viên hẹp, thông khí kém xung quanh người thân.
6) Khi người hút thuốc lá thụ động như vợ, mẹ bị ung thư phổi và người thân có hút thuốc lá thì người này cũng cần được tầm soát bằng CT phổi liều thấp.
7) Người có người thân trực hệ bị Ung thư phổi cũng cần phải tầm soát. Vì khoảng 8% tổng số ca ung thư phổi có liên quan đến yếu tố di truyền.
8) Các tổn thương phổi trên các đối tượng nguy cơ thường phát triển rất nhanh. Khi tổn thương kính mờ chưa hình thành u rõ và ngoài khả năng sinh thiết thì cần phải đánh giá lại CT phổi liều thấp trong vòng 3 tháng chứ không phải là 6 tháng hay 1 năm.
9) Các tổn thương kính mờ khu trú thường sẽ tạo khối và dạng u rất nhanh trong khoảng 3 tháng – 12 tháng và chậm nhất là 1-2 năm. Do đó khi có tổn thương kính mờ trên các đối tượng nguy cơ lại càng phải theo dõi thật sự chặt chẽ.
Ở Việt Nam, việc sàng lọc ung thư phổi bằng chụp CT phổi liều thấp đã được khuyến cáo trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ” của Bộ Y tế từ năm 2018.
Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh là cơ sở y tế được trang bị hệ thống máy CT phổi liều thấp với mức bức xạ rất nhỏ < 0.8 – 1msv, giúp chẩn đoán hiệu quả các bệnh lý về phổi, bao gồm ung thư phổi. Ngoài ra tại khoa Chẩn đoán hình ảnh – BVĐK Vạn Hạnh còn có đội ngũ bác sĩ đầu ngành, chuyên môn cao trong việc đọc kết quả chẩn đoán, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác, hướng điều trị phù hợp cho từng cá nhân người bệnh.
Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Mỗi năm ước tính có 20.170 ca tử vong do bệnh ung thư phổi và hơn 23.667 ca mắc mới. Ung thư phổi rất khó phát hiện, hầu hết các ca bệnh được phát hiện ở giai đoạn bệnh trở nặng nên hiệu quả điều trị thấp. Do đó, việc phát hiện sớm khối u ở phổi, đặc biệt là ung thư phổi có vai trò rất quan trọng.
__________________________
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh