Bệnh đái tháo đường “kẻ giết người thầm lặng”. Không biểu hiện, không triệu chứng ở thời gian đầu, bệnh phát triển âm thầm trong cơ thể trong thời gian dài cho đến khi phát bệnh và xuất hiện các triệu chứng của bệnh gây tổn thương tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Tầm soát đái tháo đường là biện pháp giúp phát hiện sớm các nguy cơ và tình trạng của bệnh, từ đó kiểm soát tiến triển của bệnh kịp thời.
Bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là “tiểu đường”, là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất liên quan đến tình trạng kháng insulin, khiến cơ thể không dung nạp được glucose làm cho lượng đường ở trong máu luôn cao hơn ở mức bình thường. Dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể tự chuyển hóa lượng đường do thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng, lâu dần gây tích tụ lượng đường trong máu ngày càng cao làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý tim mạch và làm tổn thương nhiều cơ quan khác như: thần kinh, mắt thận gây nên các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Tầm soát đái tháo đường định kỳ bao gồm các xét nghiệm nào
Hiện nay, bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm HbA1C: Xét nghiệm A1C đo mức đường huyết trung bình của bạn trong 2 hoặc 3 tháng qua. A1C dưới 5,7% là bình thường, từ 5,7 đến 6,4% cho thấy bạn bị tiền tiểu đường và 6,5% trở lên cho thấy bạn bị tiểu đường.
Xét nghiệm đường máu lúc đói: Thực hiện xét nghiệm đường máu lúc đói tại thời điểm sau ăn 8 giờ, hoặc qua 1 đêm. Kết quả cho ra mức đường huyết lúc đói là 99 mg/ dL hoặc thấp hơn là bình thường, 100 đến 125 mg/ dL là tiền tiểu đường và 126 mg/ dL hoặc cao hơn là đã mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm dung nạp glucose: Phương pháp này đo lượng đường trong máu của bạn trước và sau khi bạn uống chất lỏng có chứa glucose. Bạn sẽ không ăn gì trong đêm trước khi xét nghiệm (khoảng 8 tiếng) để lấy máu xác định mức đường huyết lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống chất lỏng và kiểm tra lượng đường trong máu 1 giờ, 2 giờ và có thể 3 giờ sau đó. Sau 2 giờ, lượng đường trong máu từ 140 mg/ dL trở xuống được coi là bình thường, 140 đến 199 mg/ dL là bị tiền tiểu đường và 200 mg/ dL hoặc cao hơn là bị tiểu đường.
Xét nghiệm lượng đường trong máu ngẫu nhiên: Phương pháp này đo lượng đường trong máu tại thời điểm kiểm tra. Bạn có thể làm xét nghiệm này bất cứ lúc nào và không cần nhịn ăn. Mức đường huyết từ 200 mg/ dL trở lên nghĩa là đã mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm sàng lọc glucose: Phương pháp này đo lượng đường trong máu tại thời điểm bạn được kiểm tra. Bạn sẽ uống một chất lỏng có chứa glucose và sau đó 1 giờ, máu của bạn sẽ được lấy để kiểm tra lượng đường trong máu. Kết quả bình thường là 140 mg/ dL hoặc thấp hơn. Nếu cao hơn 140 mg/ dL, bạn sẽ cần phải thực hiện bài kiểm tra dung nạp glucose.
Ai nên tầm soát đái tháo đường định kỳ
Người trưởng thành thừa cân hay béo phì với BMI ≥ 23 kg/m2 và có ít nhất một trong những yếu tố nguy cơ sau đây nên được xét nghiệm tầm soát tiền đái tháo đường:
- Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường
- Người mắc các bệnh lý tim mạch: Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu) từ trước thì bạn cũng nằm trong nhóm cần chú ý khả năng có tiền đái tháo đường hay đái tháo đường đi kèm.
- Mắc hội chứng buồng trứng đa nang
- Người ít vận động, hoạt động thể lực
- Có các biểu hiệu lâm sàng của kháng insulin: Các dấu hiệu như béo phì nặng, chứng gai đen có thể là biểu hiện của tiền đái tháo đường
- Phụ nữ dự định mang thai
- Người bệnh đang điều trị đái tháo đường: cần theo dõi tình trạng tiểu đường định kỳ để theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị
- Người từ 45 tuổi trở lên: lúc này các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể bắt đầu xảy ra, bao gồm các rối loạn chuyển hóa đường huyết
- Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, phụ nữ sinh con to (>4kg).
Bao lâu nên tầm soát 1 lần
Thời gian tầm soát định kỳ sẽ phụ thuộc vào thể trạng và độ tuổi của bạn. Cụ thể:
- Mọi đối tượng trên 45 tuổi, nhất là những người thừa cân hay béo phì (có BMI > 25 kg/m2), cần được tầm soát. Nếu thử đường huyết có kết quả ở mức bình thường nên thử lại đường huyết, 3 năm một lần.
- Trẻ em béo phì: Tầm soát lần đầu vào khoảng 10 tuổi, thử lại vào tuổi dậy thì nếu dậy thì sớm. Nếu kết quả bình thường thử lại 2 năm 1 lần.
Tại sao cần tầm soát đái tháo đường định kỳ
Các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ nên tầm soát đái tháo đường định kỳ nhằm:
- Sàng lọc các bệnh lý đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa.
- Chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa, qua đó có kế hoạch và điều trị toàn diện nhất.
- Tránh được các biến chứng nghiêm trọng của bệnh gây ra như: biến chứng gây mù mắt, biến chứng thận, thận, tim và mạch máu, nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoại biên, loét bàn chân.
- Hạn chế tối đa hậu quả xấu.
- Tiết kiệm chi phí lâu dài so với việc điều trị khi đã mắc đái tháo đường và các biến chứng của bệnh.
Tầm soát đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh bao gồm khám chuyên khoa, chẩn đoán hình ảnh và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu cho từng khách hàng. Bạn sẽ được thăm khám và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ nội tiết – đái tháo đường nhiều năm kinh nghiệm, cam kết đem đến dịch vụ chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
________________________________________
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn