Bệnh thận mạn tính (CKD) là sự suy giảm hoặc ngừng hoạt động của chức năng thận. Căn bệnh này được gọi là “mạn tính” vì tổn thương thận kéo dài và không thể phục hồi.
Tuy không thể chữa khỏi suy thận mạn tính hoàn toàn nhưng CKD không nhất thiết sẽ trở nên tồi tệ hơn, nếu được điều trị kịp thời và giảm nhẹ các triệu chứng, nhằm hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng suy thận mạn tính gây ra.
Kiểm soát huyết áp – Đây là bước quan trọng nhất
Huyết áp cao là nguyên nhân hủy hoại thận của bạn. Chính vì thế, bạn có thể bảo vệ thận của mình bằng cách giữ huyết áp ở mức hoặc thấp hơn mục tiêu mà bác sĩ của bạn đặt ra. Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu huyết áp là dưới 140/90 mm Hg.
Duy trì nồng độ đường huyết mục tiêu – đối với bệnh nhân bị đái tháo đường
Hãy theo dõi và đánh giá mức đường huyết thường xuyên. Để điều chỉnh khẩu phần ăn, hoạt động thể chất và liều lượng thuốc phù hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn về tần suất kiểm tra mức đường huyết.
Bác sĩ của bạn cũng sẽ kiểm tra HbA1C (HbA1C là xét nghiệm máu đo mức đường huyết trung bình trong 3 tháng qua). Xét nghiệm này khác với xét nghiệm đường huyết bạn thực hiện thường xuyên. Chỉ số HbA1C càng cao thì mức đường huyết càng lớn. Để giúp bạn đạt được mục tiêu HbA1C, hãy theo dõi chặt chẽ số lượng đường huyết hàng ngày.
Tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ
Bạn phải tuân thủ dùng thuốc được kê đơn, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe. Đặc biệt, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc được kê đơn nhằm ngăn chặn những vấn đề nghiêm trọng xảy ra trong tương lai. Và việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc còn giúp người bệnh nhận biết các tương tác có thể xảy ra khi sử dụng đồng thời với các loại thuốc khác hoặc chất bổ sung khác cũng rất hữu ích.
Trao đổi ngay với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về loại thuốc hiện đang dùng hoặc gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khác khi sử dụng thuốc.
Trao đổi thêm với bác sĩ nếu bạn dự định dùng thêm bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào khác (ví dụ: thuốc giảm đau, vitamin, thực phẩm chức năng,…). Những điều này đôi khi có thể ảnh hưởng đến thận hoặc ảnh hưởng đến thuốc được kê đơn của bạn.
Kiểm soát các chất hấp thụ, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn và giảm nguy cơ phát triển các vấn đề khác.
Một chế độ ăn uống cân bằng nên bao gồm: nhiều trái cây và rau quả – nhắm tới ít nhất 5 phần mỗi ngày các bữa ăn bao gồm thực phẩm giàu tinh bột (chẳng hạn như khoai tây, bánh mì nguyên hạt, cơm hoặc mì ống, một số sản phẩm thay thế sữa hoặc sữa hạt, cá, trứng hoặc thịt) làm nguồn cung cấp protein hàm lượng chất béo bão hòa, muối và đường thấp.
Nhằm giúp ích cho bệnh nhân suy thận mạn, bác sĩ sẽ tư vấn những mặt hạn chế trong quá trình ăn uống, chẳng hạn như hạn chế kali và hạn chế phốt-pho trong khẩu phần ăn của bạn.
Lợi ích mang đến cho thận thông qua tập luyện thể dục thể thao
Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát được tình trạng huyết áp và tình trạng đái tháo đường.
Nên đừng ngại tập thể dục. Tập thể dục rất tốt cho những người mắc bệnh thận, dù bệnh nặng đến đâu.
Nó không chỉ giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ, củng cố xương mà còn có thể làm giảm nguy cơ về đột quỵ và đau tim xảy ra.
Nếu bạn bị bệnh thận mạn ở mức độ nhẹ đến trung bình, khả năng tập thể dục của bạn sẽ không bị giảm. Bạn có thể tập thể dục thường xuyên và mạnh mẽ như một người cùng tuổi với bạn có thận khỏe mạnh.
Nếu tình trạng của bạn tiến triển hơn hoặc bạn đang phải chạy thận nhân tạo , khả năng tập thể dục của bạn có thể bị giảm và bạn có thể khó thở và mệt mỏi nhanh hơn.
Nhưng tập thể dục vẫn có lợi. Bắt đầu từ từ và xây dựng dần dần. Trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh hút thuốc là nguyên nhân trực tiếp gây suy thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu khoa học đã cho thấy những người hút thuốc có khả năng suy giảm chức năng thận cao gấp 3 lần so với người không hút thuốc. Ngoài ra, theo thí nghiệm can thiệp các yếu tố gây nguy cơ (MRFIT), hút thuốc là một trong các yếu tố gây nguy cơ hàng đầu có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối (ESRD).
Hạn chế uống rượu, bia
Tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính lên gấp đôi nếu sử dụng rượu, bia thường xuyên. Đồng thời uống nhiều rượu làm tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường (hai nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh thận mạn tính). Tương tự, thường xuyên sử dụng rượu, bia cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh gan.
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ
Người bệnh thận rất cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ nhằm bảo vệ bản thân trước nguy cơ diễn biến nặng và gây tử vong do mắc các bệnh truyền nhiễm.
Những người mắc bệnh này đều được khuyến khích tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm vắc xin ngừa phế cầu khuẩn một lần.
Người bệnh có thể tiêm các loại vắc xin này tại bệnh viện hoặc trung tâm tiêm chủng.
Tái khám và thực hiện xét nghiệm các chỉ số cận lâm sàng theo định kỳ
Bệnh nhân tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh của mình.
Những cuộc hẹn này có thể liên quan đến:
– Thảo luận về triệu chứng của bạn – chẳng hạn như liệu chúng có ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bạn hay đang trở nên tồi tệ hơn.
– Trao đổi về thuốc của bạn – bao gồm cả việc bạn có gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào không, xét nghiệm để theo dõi chức năng thận và sức khỏe tổng quát của bạn.
– Đây cũng là cơ hội tốt để hỏi bất kỳ câu hỏi nào bạn có hoặc nêu ra bất kỳ vấn đề nào khác mà bạn muốn thảo luận với bác sĩ của mình.
Bạn cũng có thể theo dõi tình trạng của mình tại nhà (ví dụ: sử dụng máy đo huyết áp tại nhà).
Liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng mới.
Sự thấu hiểu và quan tâm từ phía gia đình và bạn bè
Việc chấp nhận một căn bệnh như CKD có thể gây căng thẳng, mệt mỏi cho bạn, gia đình và bạn bè của bạn. Có thể khó nói chuyện với mọi người về tình trạng của bạn, ngay cả khi họ thân thiết với bạn.
Nhưng cùng tìm hiểu về bệnh thận mạn có thể giúp bạn và gia đình hiểu được điều gì sẽ xảy ra và cảm thấy kiểm soát được bệnh tốt hơn, thay vì cảm thấy rằng cuộc sống của bạn hiện bị chi phối bởi bệnh thận mạn và việc điều trị bệnh này.
Hãy tâm sự nhiều hơn về cảm giác cũng như tâm trạng của bạn cho gia đình và bạn bè của bạn biết, rằng họ có thể làm gì điều gì đó để giúp đỡ và hỗ trợ bạn tốt hơn. Tuy nhiên, đừng ngại nói với họ rằng, bạn cần chút thời gian cho riêng mình, nếu đó là điều bạn mong muốn.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thận – Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh giàu kinh nghiệm, các bác sĩ luôn quan tâm, theo dõi và hỗ trợ bệnh nhân quản lý bệnh.
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết” Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong nối dài, P.12, Q.10, Tp.HCM Hotline: (+84) 028 3863 2553 – (+84) 028 3863 2554 Website: benhvienvanhanh.vn Email: benhvienvanhanh@gmail.com |
Tài liệu tham khảo:
National Health Service. (2023). Living with Chronic kidney disease. Retrieved from https://s.net.vn/lYEL
National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. (2017). What is Chronic Kidney Disease? Kidney Disease. Retrieved from https://s.net.vn/0uQo