Y học cổ truyền cho rằng suy giãn tĩnh mạch là do khí huyết ứ trệ dẫn đến hiện tượng máu ứ động gây các triệu chứng như nhức mỏi, tê, tê phù,.. ở chân. Điều trị suy giãn tĩnh mạch ở chân bằng Đông y hướng tới cải thiện quá trình lưu thông máu, bảo vệ thành mạch vững chắc, giúp máu được lưu thông tốt thì áp lực lên van tĩnh mạch từ đó giảm các triệu chứng của bệnh.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (suy giãn TMCD) hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng suy giãm chức năng hệ tĩnh mạch ở chân, máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường được. Đây là bệnh lý phổ biến, hay gặp ở nữ giới hoặc ở những người có công việc phải đứng hoặc ngồi lâu.
Nếu không được điều trị hiệu quả và kịp thời người bệnh hay gặp các triệu chứng như:
- Tê bì hoặc châm chích ở chân
- Nặng mỏi
- Phù, cảm giác căng tức đặc biệt ở vùng mắt cá chân và bàn chân
- Chuột rút vào ban đêm
- Chàm da cẳng chân hoặc biến đổi sắc tố
- Búi tĩnh mạch trương phồng nổi to rõ trên da
- Loét da có thể lành hoặc không lành
Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch
1. Điều trị Đông – Tây Y kết hợp
Thông thường, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa với các loại thuốc làm tăng độ vững bền thành tĩnh mạch như daflon, ginko biloba, rutin C giúp cải thiện các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển bệnh. Tuy nhiên do tính chất công việc phải thường xuyên đứng hoặc ngồi lâu, do thừa cân hoặc do quá trình sinh nở; bệnh có thể trở nặng hơn và điều trị Đông Tây Y kết hợp sẽ làm giảm tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng hiệu quả hơn.
Theo Y học cổ truyền, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý do khí huyết ứ trệ, lâu ngày gây kém nuôi dưỡng vùng chi dưới. Tại phòng khám Y học cổ truyền, bạn sẽ được tư vấn các bài tập giúp lưu thông khí huyết, điều trị với điện châm hoặc cấy chỉ để giúp lưu thông các kinh mạch ở vùng chân, kết hợp các bài thuốc trục ứ, hành khí, hoạt huyết và thông kinh lạc để giúp cải thiện lưu thông mạch máu của cơ thể.
2. Điều trị bằng điện châm
Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền sẽ thăm khám và tuỳ mức độ nặng nhẹ mà người bệnh sẽ đi châm cứu từ 3 tới 5 lần/ tuần. Các huyệt trên đường kinh Bàng quang và kinh Tỳ thường được sử dụng và kích thích với sung điện nhẹ để giúp lưu thông máu huyết, làm tăng độ bền thành mạch.
3. Điều trị bằng các bài thuốc Y học cổ truyền
Tuỳ vào lý do dẫn đến bệnh, các bài thuốc phù hợp sẽ được chọn và gia giảm theo thể trạng của từng bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân vì qua quá trình sinh nở nhiều lần dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới, nên kết hợp các bài thuốc bổ khí bổ huyết, làm bên thành mạch song song với các bài thuốc lưu thông khí huyết.
- Ở những người bệnh lớn tuổi, các vị thuốc bổ thận và khí huyết cần được cân bằng với các vị thuốc trục ứ.
- Ở những bệnh nhân ở giai đoạn nặng, có những triệu chứng như loét không lành hoặc chàm da nên kết hợp thêm các vị thuốc bổ huyết, thanh nhiệt, lương huyết.
Bài thuốc Hoạt huyết trục ứ thang gia giảm
- Đương quy
- Sinh địa
- Đào nhân
- Hồng hoa
- Ngưu tất
- Chỉ xác
- Xích thược
- Đan sâm
- Xuyên khung
- Cam thảo
Liều lượng của từng vị thuốc sẽ dựa vào thể trạng, cân nặng và diễn tiến của bệnh.
Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền trong khám và điều trị, mong muốn mang đến giải pháp điều trị bệnh an toàn và tự nhiên tối đa hóa hiệu quả điều trị. Với đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, Khoa Y học cổ truyền đáp ứng điều trị bằng các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.
(Tư vấn chuyên môn bài viết: bác sĩ Y học cổ truyền Đặng Huỳnh Phương Linh)
———————————————————————————————–
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh