Giãn phế quản chiếm 6% các bệnh lý phổi, nam bị nhiều hơn nữ. Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ. Bệnh có xu hướng gia tăng do liên quan đến nhiễm khuẩn phế quản trong bối cảnh ô nhiễm môi trường không khí, biến đổi khí hậu ngày một nặng nề
Khái niệm:
Giãn phế quản(tiếng Anh là Bronchiectasis) là sự dãn bất thường, không hồi phục của một hay nhiều phế quản có kích thước trung bình và tiểu phế quản do hủy hoại cấu trúc đàn hồi và cơ trơn thành phế quản.
Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, dãn phế quản tiến triển nhanh kéo dài, trong quá trình bệnh có những đợt cấp (ho, khạc đờm mủ, khó thở). Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể có những biến chứng như viêm phổi tái phát, ho ra máu nặng, khó thở – suy hô hấp xuất hiện thường xuyên.
Nguyên nhân gây bệnh giãn phế quản
- Nguyên nhân: có thể do bẩm sinh hay mắc phải, không rõ nguyên nhân, làm giảm sức đề kháng tại chỗ của phế quản, tăng tiết đàm nhớt liên tục trong lòng phế quản, nhiễm trùng và ho ra máu tái diễn.
- Giãn phế quản do tắc phế quản:
- Giãn phế quản do viêm, hoại tử thành phế quản: Sau khi nhiễm khuẩn phổi như lao, viêm phổi do vi khuẩn, virus sởi, ho gà,…
- Giãn phế quản do dị tật bẩm sinh ở cấu trúc phế quản: Hội chứng Kartagener, hội chứng Williams – Campbell,…
- Bệnh nguyên phát, không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng giãn phế quản thường gặp
Dãn phế quản thường có triệu chứng ho và có đờm. Thỉnh thoảng cơn ho có thể trở nên nghiêm trọng hơn và bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, mệt mỏi, đờm bị biến đổi về màu và về số lượng. Khi điều này xảy ra thì được gọi là đợt kịch phát của bệnh dãn phế quản.
- Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất là ho, ho khạc đờm kéo dài trong nhiều năm.
- Đờm mủ có màu xanh hoặc màu vàng, một số trường hợp đờm có lẫn máu;
- Khạc đờm thường tăng lên khi có bội nhiễm;
- Có một số trường hợp ho khan hoặc không ho (Giãn phế quản thể khô ở các thùy trên);
- Một số trường hợp có dấu hiệu của viêm đa xoang làm hướng tới hội chứng xoang phế quản.
- Sụt cân không chủ ý
- Ho ra máu
- Tức ngực hoặc đau thắt ngực
Phòng ngừa bệnh giãn phế quản phổi bằng cách nào?
Bệnh có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành do các virus gây bệnh thông qua đường hô hấp. Việc phòng ngừa các tác nhân gây bệnh giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời tiết kiệm được chi phí do việc điều trị khá phức tạp và tốn kém.
- Tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu hàng năm;
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh môi trường có nhiều khói bụi;
- Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng sạch sẽ;
- Điều trị sớm nếu mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng.
—————————————————————————————————————————