Dinh dưỡng là một phần quan trọng của cuộc sống. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh., tinh thần sáng suốt, giúp cơ thể sống và hoạt động một cách có hiệu quả. Nhu cầu dinh dưỡng của con người không chỉ đơn thuần là nhập đủ chất và lượng thực phẩm đủ cho nhu cầu hoạt động của cơ thể mà chúng ta còn có nhu cầu thưởng thức hương vị đặc sắc của những món ăn mà mình yêu thích. Thế nhưng trong một số bệnh lý cần một chế độ ăn kiêng thích hợp để hạn chế sự tiến triển của bệnh. Chính chế độ ăn kiêng như vậy đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu ẩm thực của người bệnh. Điều này một phần là do trước đây chúng ta chỉ được biết ăn kiêng là kiêng hẳn một số thức ăn hoặc ăn thật ít loại thực phẩm nào đó mà không biết được cụ thể chính xác là bao nhiêu., ăn như thế nào là đủ, là thực sự tốt cho thực trạng sức khoẻ của mình.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại đã giúp cả bác sỹ và bệnh nhân thực hiện một cách dễ dàng, chính xác và hiệu qủa chế độ ăn kiêng theo bệnh trạng thực tế của từng người bệnh. Góp phần to lớn vào thành công của điều trị, giúp làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bệnh viện Vạn Hạnh đang áp dụng hướng dẫn chế độ ăn bệnh lý cho từng bệnh nhân theo tình trạng bệnh lý của họ. Bệnh nhân nằm tại bệnh viện có nhu cầu ăn chế độ ăn bệnh lý đều được hướng dẫn cụ thể, tư vấn cách thự hiện để đạt hiệu qu3a trong điều trị. Bao gồm các chế độ ăn như soup xay ăn qua sond, soup xay ăn qua miệng, cơm bệnh lý. Dưới đây là một số hướng dẫn chung cho một số hướng dẫn bệnh lý thường gặp cho một số bệnh lý thường gặp cần một chế độ ăn kiêng thích hợp.
HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2.
Đái tháo đường tpye 2 là bệnh lý khá thường gặp ở các nước đã và đang phát triển. Chế độ cho người bệnh Đái tháo đường type 2 là chế độ ăn kiêng đặc hiệu với giảm Glucid và tăng cường chất xơ. Các bữa ăn rải đều trong ngày để không lúc nào bị quá đói hay quá no. Việc điều chỉnh chế độ ăn thích hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho việc kiểm kiểm soát đường huyết.
Khi phát hiện mình có bệnh Đái tháo dường type2, người bệnh nên được tái khám dinh dưỡng , đem theo tất cả các kết quả khám tổng quát gần nhất để bác sĩ biết được tình trạng bệnh lý và các bệnh kèm theo nếu có như rối lọan lipid máu, suy tim , tăng huyết áp…. Để các bác sỹ đưa ra chế độ phù hợp với chiều cap, cân nặng , mức độ hoạt động thể lực và tình trạng bệnh lý hiện tại của từng bệnh nhân.
Tại sao phải kiểm soát đừơng huyết tốt? Đường huyết tăng cao là yếu tố có hại cho mạch máu . Nó làm tổn thương mạch máu , đường máu cao cũng làm ức chế men lypase là men chuyển hoá lipid. Khi men này bị ức chế sẽ làm cho nồng độ triglycerid tăng cao trong máu tạo điều kiện cho vữa xơ động mạch phát triển . Tổn thương mạch máu do đường huyết tăng cao và vữa xơ động mạch phát triển là những yếu tố chính gây giảm tưới máu các cơ quan , lâu dần sẽ làm tổn thương các cơ quan .Điều này giải thích tại sao đái tháo đường lâu ngày lại gặp rất nhiều biến chứng trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể . Và đây cũng chính là lý do mà người bệnh Đái tháo đường type 2 cần kiểm soát tốt đường huyết để làm chậm tiến triển của bệnh , cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài đời sống người bệnh.
Trước đây cứ nói đến ăn kiêng đường là ta không ăn tất cả các thức ăn ngọt .Thực sự không phải vậy. Điều quan trọng là người bệnh biết được mình ăn bao nhiêu thức ăn có chứa đường là đủ cho nhu cầu mỗi ngày của bản thân mình.Muốn làm được điều này, người bệnh nên tham khảo cuốn BẢNG NHU CẦU DINH DƯỠNG. Trong cuốn sách này có BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG THỰC PHẨM VIỆT NAM viết rất cụ thể trong 100g gạo có bao nhiêu chất cơ bản và trọng lượng của từng chất chứa trong 100g gạo đó là bao nhiêu, tương tự như thế với hầu hết các loại rau, củ, quả thông thường có ở Việt Nam. Khi khám dinh dưỡng, bác sỹ sẽ cho người bệnh biết với chiều cao, cân năng và bệnh lý thực tại, bệnh nhân cần ăn bao nhiêu gam gạo, rau, thịt, cá, trái cây… mỗi ngày. Người bệnh sẽ có một thực đơn mẫu và một danh sách các loại lương thực, thực phẩm tương đương để người bệnh có thể đổi món. Khi người bệnh đã biết cách tính toán lượng thức ăn thích hợp cho nhu cầu hàng ngày của mình, họ sẽ kiểm soát tốt lượng năng lượng cần thiết nhập vào hàng ngày, đồng thời họ cũng sẽ tự tin khi hoà nhập vào cuộc sống đời thường, sẽ thoải mái khi gọi món tại nhà hàng hay ăn tiệc cùng bạn bè, người thân.
Tại sao không nên ăn các loại trái cây có hàm lượng đường cao như trái cây khô, mứt, kẹo, các loại trái cây đóng hộp, sữa đặc có đường, nước giải khát có đường, sầu riêng, nhãn… Ở người bệnh đái tháo đường thường giảm nặng khả năng điều hoà đường huyết, vì thế đường huyết thường tănng cao sau ăn. Nếu ăn các thức ăn như vừa nêu trên là các thức ăn có hàm lượng đường đơn cao, là đường dễ hấp thu và vào máu rất nhanh, sẽ làm đường máu tăng vọt. Ta ăn nhiều thức ăn có hàm lượng đường cao này sẽ làm tăng đường máu, làm mất cân đối về tỷ lệ năng lượng giữa các nhóm glucid, lipid và protid. Khi đường huyết tăng cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, làm tổn thương mạch máu, dẫn đến tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Để làm giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn, chúng ta nên ăn các loại trái cây ít ngọ, có nhiều chất xơ như thanh long, cam tao, ổi. Nên ăn cam có cả cùi, táo nho rửa sạch ăn cả vỏ giúp tăng cường chất xơ, giúp ích cho tiêu hoá. Chất xơ rất cần thiết cho người bệnh đái tháo đường type 2 vì chất xơ giúp làm chậm sự hấp thu đường sau ăn, có tác dụng làm đường máu không tăng cao đột ngột sau ăn, đồng thời chất xơ cũng giúp ích cho tiêu hoá, tránh táo bón và làm giảm tỷ lệ ung thư đại tràle6 theo kết qủa của một số công trình nghiên cứu gần đây nhất. Nhu cầu chất xơ mỗi ngày vào khoảng 25g cho mỗi 1000Kcal nhập vào hay 0,3 đến 0,4g/ kg thể trọng mỗi ngày ( tương đương khoảng 30 – đến 40g/ ngày). Ta nên ăn nhiều rau và rau sống để cung cấp đủ chất xơ hàng ngày cững như cung cấp đủ vitamine, khoáng chất, những yếu tố vi lượng cần cho cơ thể.
Chế độ ăn kiêng lâu dài nếu không được tính toán một cách khoa học, cụ thể và chính xác sẽ rất dễ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng. Chính vì vậy mà người bệnh đái tháo đường nên được khám dinh dưỡng ngay khi phát hiện bệnh để tránh những hậu qu3a do chế độ ăn kiêng kéo dài gây nên.
Protein niệu cũng là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm đúng mức ở người bệnh đái tháo đường type 2. khi đái tháo đường type 2 có xuất hiện vi đạm niệu ( lượng vi đạm niệu từ 20 – 200 ug/phut) lượng protein nhập vào nên là 0.9 – 1.0g/ kg cơ thể / ngày. Khi đã xuất hiện protein niệu ro rệt thì lượng protein nhập vào khoảng 0.8g/ kg cân nặng / ngày. Khi chức năng thận đã suy giảm đáng kể (creatinin máu tăng trên 10/dl) và việc thẩm phân chưa thể thực hiện được thì lượng protein nhập vào rất hạn chế, chỉ ở mức 0.3-0.4g/kg cơ thể /24 giờ (chỉ khoảng 20-30g/ngày).Chế độ ăn này giúp làm giảm gáng nặng cho thận , và làm giảm quá trình tiến tiến triển của bệnh.Năng lượng từ protein nên chiếm từ 10-20%tổng năng lượng cần thiết trong ngày.
Lượng lipid trong thức ăn hàng ngày nên chiếm dưới 30%tổng năng lượng trong ngày.Trong đó có <7% năng lượng từ acid béo bão hoà, các acid béo không bão hoà đa là nguồn chất béo có lợi cho đái tháo đường type 2 vì chúng chứa ít cholesterrol.(các acid béo không bão hoà đa có chứa chất omega 3, cần thiết cho não bộ ). Còn lại từ 10-20% lượng năng lượng từ các acid béo không bão hoà đơn. Acid béo không bão hoà đơn có nhiều trong các loại đậu phộng, mè , đậu tương.
Khi có rối loạn lipid máu kèm theo thì lượng cholesterol ăn vào mỗi ngày nên giới hạn dưới 200mg/ ngày. Nên ăn ít bơ và thịt đỏ như thịt bò, thịt heo nạc, các loài giáp xác như tôm, cua, mực hay thịt phủ tạng như gan, thận, não heo… là những thực phẩm có chứa nhiều cholesterol. Nên ăn cá, đậu hũ, là những thực phẩm có chứa nhiều protid và chứa ít cholesterol.
Sữa glucerna là loại sữa giành riêng cho người bệnh đái tháo đường type 2. đây là loại sữa đủ chất dinh dưỡng và tỷ lệ glucid, lipid, protid trong sữa này phù hợp với chế độ ăn kiêng cho bệnh đái tháo đường.
Nếu áp dụng chế độ ăn kiêng tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho việc kiểm soát đường huyết và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN MÃN
Suy thận mãn là bệnh lý cần áp dụng xhe61 độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Chế độ ăn kiêng thích hợp quyết định 50% sự thành công của điều trị và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Đặc trưng của chế độ ăn kiêng trong suy thận mãn là giảm đạm và kali. Đạm cần giảm về số lượng nhưng lại cần cung cấp đủ đạm có giá trị sinh học cao để bù vào lượng đạm mất đi hàng ngày qua nước tiểu. Mỗi mức độ suy thận có mức giảm đạm khác nhau. Suy thận độ II cần ăn 8g đạm/ kg thể trọng mỗi ngày. Suy thận độ III a lượng đạm ăn vào từ 4 – 6g/ kg thể trọng mỗi ngày. Suy thận độ IIIb chưa chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc cần lượng đạm từ 3 – 4g/ kg thể trọng mỗi ngày. Khi đã chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc thì lượng đạm cần cung cấp từ 1 – 1, 2g/ kg hte63 trọng mỗi ngày. Suy thận độ IV có chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc thì chế độ ăn như người bình thường và cần từ 1 – 1,2g đậm/ kg thể trọng mỗi ngày để đảm bảo cho chạy thận nhân tạo.
Chúng ta cần giảm lượng đạm trong thức ăn cho người suy thận mãn vì khi thận bị suy sẽ giảm khả năng đào thải các sản phẩm chuyển hoá từ đạm như Phospat, creatinin, kali… các sản phẩm này ứ đọng trong máu sẽ gây hại cho cơ thể. Chế độ ăn giảm đạm sẽ giúp giảm gánh nặng cho thận và giúp cho thận làm việc được lâu dài hơn. Tuy nhiên, giảm lượng đạm trong thức ăn nhập vào hảng ngày ta sẽ phải tăng thêm nguồn năng lượng lấy từ glucid. (glucid là thực phẩm có thành phần tinh bột, đường) khi chuyển hoá glucid sẽ cho ta năng lượng, CO2 và nước. CO2 và nước dễ dàng đào thải qua phổi và thận, không gây độc cho cơ thể. Số lượng đạm trong thức ăn cần giảm theo mức độ suy thận nhưng lại rất cần cung cấp các loại đạm có giá trị sinh học cao có trong trứng, sữa. Lượng đạm có giá trị sinh học cao cao này chiếm 30% tổng lượng đạm nhập vào hàng ngày. Bởi vì ở người suy thận mãn không chỉ giảm khả năng đào thải các chất mà còn bị mất một lượng lớn các protein có trọng lượng phân tử thấp qua nước tiểu, các protein này chính là albumine và các bổ thể… Là những thành phần quan trọng trong máu, giúp cơ thể điều hoà áp lực keo, hoà tan các chất và bảo vệ cơ thể.
Vì những lý do nêu trên mà bệnh nhân suy thận mãn nên đi khám dinh dưỡng để được tư vấn và cung cấp toa dinh dưỡng thích hợp với tình trạng bệnh lý thực tại của mình.
Hiện nay danh mục thức ăn Việt Nam cung cấp khá đầy đủ thông tin về thức ăn như mỗi gram thịt heo nạc có:
HEO NẠC (100g) RAU ĐAY (100g)
THÀNH PHẦN SỐ LƯỢNG THÀNH PHẦN SỐ LƯỢNG
Protid 19g Protid 2.8
Lipid 7g Lipid 0
Glucid 0 Glucid 3.2
Năng lượng 140 Năng lượng 25
Natri 61 Natri 12
Kali 340 Kali 444
Canxi 6.7 Calcium 182
Phospho 190 Phospho 57
Cholesterol 60 Cholesterol 0
Chất xơ 0 Chất xơ 1.5
Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng ta có thể tính được lượng kali mà ta ăn vào hàng ngày là bao nhiêu khi ta lên thực đơn số lượng và các loại rau mà ta ăn vào mỗi ngày. Khác với natri, kali có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta ăn vào, nhưng hàm lượng kali trong mỗi loại rau qủa thực phẩm có khác nhau, vì thế ta nên chọn các loại rau qủa có ít kali để có thể hạn chế lượng kali nhập vào, tránh làm lượng kali trong máu tăng cao, có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như rung thất, ngừng tim.
Khi suy thận kèm tăng huyết áp thì lượng Natri nhập vào hàng ngày cũng hạn chế. Theo khuyến cáo của hiệp hội tim mạch Mỹ thì lượng Natri nhập vào là 1g cho 1000 Kcalo, không vượt quá 3g muối nhập vào mỗi ngày.
Như vậy với năng lượng cần thiết trong ngày được tính theo chiều cao cân nặng ta có thể tính được bao nhiêu gram lương thực, thực phẩm ta cần ăn trong mỗi bữa để đảm bảo đủ dinh dưỡng, năng lượng, vitamin và khoáng chất. Chỉ cần cung cấp cho Bác sỹ các thông tin cần thiết của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe, hoạt động lao động hằng ngày, các xét nghiêm cơ bản, ta sẽ có một chế độ ăn bệnh lý khoa học chặt chẽ và thích hợp hơn. Và có thể tính toán , thay đổi món thay đổi khẩu vị mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, giúp cải thiện chất lựơng cuộc sống và làm chậm tiến triển của bệnh.
CHẾ ĐỘ ĂN CHO BỆNH NHÂN SUY TIM.
Bệnh nhân suy tim cần áp dụng chế độ giảm muối và hạn chế nước. Năng lượng được rải đều trong ngày để không quá no hoặc quá đói. Bên cạnh chế độ ăn cũng cần có chế độ vận động thích hợp để cải thiện tìng trạng sức khoẻ của bệnh nhâ. Mức năng lượng trong ngày được tính theo chiều cao, cân năng, mức độ suy tim và tình trạng bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh động mạch vành… không tuân thủ chế độ ăn kiêng là một yếu tố chính làm năng thêm tình trạng suy tim. Áp dụng tốt chế độ ăn kiêng và chế độ thuốc điều trị ta đã góp phần loại bỏ đi một yếu tố làm năng tình trạng suy tim, giúp hạn chế tiến triển của bệnh.
Lượng muối ăn vào hằng ngày cho suy tim độ III là dưới 4g/ngày (muối ăn mà chúng ta dùng hằng ngày chính là muối Natri clorua cong thức hoá học là Nacl). Suy tim độ IV lượng muối ăn vào mỗi ngày từ 3g trở xuống. Lượng nước nhập vào qua thức ăn, nước uống khoảng 1 lít -2 lít mỗi ngày cho suy tim độ III và dưới 1lít cho suy tim độ IV.
Trái cây được khuyến cáo nên dùng ở bệnh nhân suy tim (không kèm đái tháo đường). Khuyến cáo chế độ ăn kiêng kiểu Địa Trung Hải hiện đang được ủng hộ nhiều nhất, hiện nay nó được coi là lý tưởng nhất. Đó là chế độ ăn kiêng với bánh mỳ, nhiều chất xơ, nhiều rau nhiều cá, ít thịt, không ngày nào không có hoa quả tươi.
Khoa Dinh Dưỡng – BVĐK Vạn Hạnh