Khi chúng ta làm chủ được hơi thở, bước chân, cánh tay, sự khó chịu hay dễ chịu, mệt mỏi hay khỏe mạnh,…tức là chúng ta đang làm chủ cuộc sống của mình. Mỗi giây phút giản dị mà chúng ta có được như đóa hoa thơm ngát, mang nụ cười xinh xắn mà cha mẹ đã ban tặng cho ta. Con cái chúng ta là tài sản vô giá duy nhất,… Thế thì không lẽ gì mà chúng ta không tận tâm sống, tận tâm thương yêu và chăm sóc khi nó quý giá như vậy?
Hãy luôn hết sức trân trọng và cẩn trọng với sức khỏe cho bản thân và người thân, chúng ta sẽ có những trải nghiệm yêu thương đẹp biết dường nào ở cuộc đời này.
Hãy ghi nhớ: Khi cơ thể chính mình và người thân lên tiếng, hãy lắng nghe và tìm cách giúp đỡ một cách nhanh và thông minh nhất,…
Chúng tôi đang muốn đề cập đến dịch Sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp ở Thành phố, căn bệnh có thể dẫn đến tử vong. Theo Bác sĩ CK 1 Cái Văn Khuyến- Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh thì thật tiếc khi mọi người rất chủ quan với bệnh SXH, chúng ta hãy là Bác sĩ của chính mình và cập nhật những kiến thức sau đây để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.
Sốt xuất huyết là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, do khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tổ chức Y tế liên Mỹ đã cảnh báo về sự bùng phát trở lại của dịch sốt xuất huyết tại Mỹ Latin. Ở Việt Nam theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, trong 8 tháng đầu năm 2019, cả nước ghi nhận hơn 125 ngàn ca SXH, số bệnh nhân hiện tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Theo các chuyên gia, việc Trái Đất nóng lên do biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi của muỗi vằn Aedes truyền bệnh đã làm gia tăng đáng kể số trường hợp nhiễm SXH kể cả trẻ em và người lớn.
Muỗi vằn chỉ đốt người vào ban ngày chứ không phải ban đêm. Thời kỳ cao điểm đốt người của nó là vào buổi sáng sớm và chiều tà, có thể đốt nhiều lần trong ngày nếu chưa no máu.
BS Cái Văn Khuyến có lời khuyên:
Nên:
– Đến Bệnh viện khám ngày khi có các dấu hiệu bị sốt xuất huyết như sốt cao, nhức đầu.,…
– Khi chúng ta cảm thấy đau phía sau mắt, đau khớp và cơ; mệt lả, đau bụng nhiều; đau tức vùng gan; buồn nôn và ói mửa; phát ban; kinh nguyệt bất thường; có các chảy máu bất thường,…là bệnh đã trở nặng, nguy hiểm cho tính mạng.
– Khi bị SXH, người bệnh cần được bồi bổ tích cực bằng các thực phẩm bổ dưỡng và dễ tiêu như cháo thịt nạc, cơm nát, súp gà, sữa, trái cây,… để tránh suy kiệt. Tích cực bù nước bằng cách uống oresol, nước canh, nước cam… để không bị thoát mạch. Tránh ăn trứng làm tăng thân nhiệt, khiến sốt lâu hạ.
Không nên:
Khi bị sốt cao, nhiều người tự ý dùng những thuốc hạ sốt, giảm đau aspirin, ibuprofen… Những loại thuốc này tuy có chức năng hạ sốt nhưng lại có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Nếu bệnh nhân sử dụng chúng để điều trị sốt xuất huyết sẽ gây kích ứng xuất huyết dạ dày dữ dội, giảm tiểu cầu, khó cầm máu khi bị xuất huyết, rối loạn đông máu và nguy hiểm đến tính mạng.