Mỗi năm, thủ thuật can thiệp đặt stent mạch vành giúp hàng triệu người bệnh cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, không phải tất cả những trường hợp tắc hẹp mạch vành đều cần đặt stent. Vậy khi nào người bệnh được chỉ định đặt stent mạch vành?
Tại sao cần đặt stent mạch vành
Stent cho động mạch vành là các trụ lưới thép có thể giãn nở, với vai trò khai thông các vùng hẹp mạch. Thủ thuật này nhằm mở rộng mạch vành đang bị hẹp hoặc bị tắc bởi mảng xơ vữa, cung cấp máu giàu oxy và dinh dưỡng cho cơ tim.
Stents được sử dụng thường xuyên trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắt hẹp, tổn thương tắc hoàn toàn mạn tính động mạch vành hoặc tổn thương chỗ chia đôi.
Các loại stent mạch vành:
– Stent kim loại thường: Đây là loại stent có chi phí rẻ. Tuy nhiên nguy cơ tái tắc hẹp sau đặt lại khá cao nên hiện nay ít được sử dụng hơn so với các loại stent khác.
– Stent phủ thuốc: Hiện nay được sử dụng phổ biến nhất, loại stent vẫn được làm bằng khung kim loại nhưng đã được phủ thêm 1 lớp thuốc để giảm nguy cơ hình thành mô sẹo tại vị trí đặt. Nhờ đó, tỷ lệ tái tắc hẹp của stent phủ thuốc sau đặt giảm 20 – 30% so với stent kim loại. Nhưng giá của loại stent này sẽ cao hơn và người bệnh phải duy trì dùng thuốc chống đông sau đặt.
– Stent tự tiêu (stent sinh học): Khác với stent phủ thuốc, đây là loại được làm bằng vật liệu tan tự nhiên. Stent cũng được phủ 1 lớp thuốc chống nguy cơ tái hẹp, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Sau một thời gian stent sẽ tự tan dần và trả lại trạng thái tự nhiên cho động mạch vành
– Stent trị liệu kép: Đây là loại stent mạch vành mới nhất, giá cao nhưng cũng có nhiều ưu điểm nhất. Loại stent mang ưu điểm của cả 2 loại stent tự tiêu và stent phủ thuốc. Vì vậy tăng khả năng chống tái tắc hẹp và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Quy trình đặt stent
Hiểu rõ đặt stent mạch vành ở đâu và quy trình đặt stent như thế nào sẽ giúp bạn an tâm hơn trước khi bước vào thủ thuật can thiệp này.
Trước khi tiến hành thủ thuật, bệnh nhân được dùng thuốc chống ngưng tập kết tiểu cầu (aspirin, clopidogrel). Kiểm tra các tình trạng bệnh đi kèm, chức năng thận, tiền sử bệnh lý như xuất huyết tiêu hóa, các bệnh rối loạn đông máu, dị ứng các thuốc cản quang… và thực hiện một số xét nghiệm thông thường, bao gồm chụp X-quang ngực, điện tâm đồ và xét nghiệm máu.
Bệnh nhân sẽ cần ngừng ăn hoặc uống sáu giờ trước khi chụp động mạch. Can thiệp mạch vành được thực hiện thông qua động mạch ở vùng đùi, hoặc cổ tay của bạn. Bệnh nhân được sát trùng và gây tê tại vị trí tiến hành thủ thuật, đồng thời có thể được cho dùng thuốc an thần để giúp thư giãn. Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình can thiệp.
Trước hết, bác sĩ sẽ mở một lỗ nhỏ trên da thực hiện đặt 1 ống nhỏ (sheath) vào từ động mạch quay hoặc động mạch đùi để đưa dụng cụ lên động mạch vành. Từ đây 1 ống thông tim sẽ được đưa đến lỗ động động mạch vành trái hoặc phải.
Sau khi đặt ống thông ,thuốc cản quang sẽ được bơm qua ống thông tim vào mạch vành để xác định chính xác vùng mạch máu bị tắc nghẽn thông qua hình ảnh trên màn hình X-quang.
Sau khi phát hiện tổn thương hẹp mạch vành, ống thông sẽ được đưa đến vị trí đó và bóng sẽ được bơm căng để mở động mạch. Tạo thuận lợi cho stent đưa đến vị trí hẹp và bơm stent nở phủ toàn bộ lòng mạch máu. Thuốc cản quang sẽ tiếp tục được bơm vào trong động mạch vành lần nữa để chắc chắn rằng dòng máu đang lưu thông ổn định.
Kết thúc thủ thuật sẽ làm xẹp bóng, rút ống thông và bóng ra ngoài, lưu lại stent đã nong lên tại chỗ hẹp mạch vành giúp tái thông mạch vành.
Khi nào được chỉ định đặt stent mạch vành
Sau khi chụp mạch vành bác sĩ tim mạch can thiệp sẽ quyết định đặt stent theo các nhánh động mạch vành bị tắc, với điều kiện vị trí đặc điểm tổn thương phù hợp cho can thiệp đặt stent.
Các trường hợp chỉ định chụp và can thiệp mạch vành
Mặc dù thủ thuật đặt stent mạch vành đã trở nên phổ biến, tuy nhiên cũng có thể xảy ra các rủi ro trong quá trình can thiệp như nhiễm trùng, tổn thương thành động mạch hoặc stent bung nở không hết, lệch vị trí,…chính vì vậy nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro người bệnh nên đến các bệnh viện, Trung tâm Tim mạch uy tín, có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt cần có sự phối hợp giữa các chuyên khoa Tim mạch, Cấp cứu, Hồi sức, Can thiệp mạch, Phẫu thuật tim… để được hỗ trợ kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp
Tại Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh có đầy đủ các loại máy móc thiết bị hiện đại được cập nhật thường xuyên đáp ứng cho quá trình cấp cứu và điều trị các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp,.. cũng như đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, tay nghề cao trong thực hiện các thủ thuật tim mạch như đặt stent giúp hạn chế được tối đa các biến chứng thường gặp sau mổ. Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm khi đến điều trị tại bệnh viện.
Xem thêm:
Can thiệp mạch vành cứu người bệnh nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Vạn Hạnh
Hồi sức thành công sốc tim cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim nặng
(theo Ths.Bs. Thái Thị Mai Yến – Trưởng khoa Nội
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh)
______________________________________________________
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh