Bs.CK2. Trần Thị Thúy Đào – Phòng khám 2
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh
Trong bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim luôn là thách thức đối với thầy thuốc lâm sàng bởi rối loạn nhịp do nhiều nguyên nhân gây ra và dễ dẩn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Được học tập và làm việc trong lĩnh vực tim mạch ở người cao tuổi, được sự hướng dẩn của các thầy chuyên ngành tim mạch Gs.Ts. Trương Quang Nhơn & Gs.TsKH. Nguyễn Mạnh Phan … áp dụng hổn hợp điện giải liều cao Kalium & Mangésium nhằm hổ trợ cho các điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa trong một số trường hợp rối loạn nhịp tim, đã mang lại hiệu quả khả quan.
Vai trò của KALIUM & MAGNÉSIUM
Ion K+ & Mg2+ không được xếp trong thuốc chống loạn nhịp củaSingh-Vaughan-Williams, nhưng có giá trị trong một số rối loạn nhịp liên quan tới bơm Na+K+ATPase. Cả hai ion cần thiết cho quá trình khử cực tế bào, việc mất cân bằng giữa Kalium& Magnésium có thể gây rối loạn nhịp vì làm thay đổi ngưởng kích thích cơ tim.Ta biết rằng giữa hai mặt tế bào có sự khác biệt về điện thế gọi là điện thế màng lúc nghỉ: điện tích dương bên ngoài và điện tích âm bên trong,ở thời điềm này tạm thời không có sự trao đổi Ion qua màng do đậm độ của các Ion được tạm thời cân bằng. Điện thế hoạt động diển ra khi có sự thay đổi về điện cực của màng tế bào là hậu quả của sự tăng tính thấm ở màng tế bào đối với các Ion:
-Natrium vào nội bào lúc khử cực.
-Kalium thoát ra ngoại bào lúc tái cực.
Khi điện thế hoạt động chấm dứt ở khu vực nội bào tỉ lệ Natrium tăng và tỉ lệ Kalium giảm, nếu tế bào cứ tiếp tục hoạt động như thế thì đến một lúc nào đó sẽ có sự thay đổi đậm độ của các Ion giữa bên trong và bên ngoài tế bào vì vậy mà phải nhờ vào hoạt động của cơ chế vận chuyển Ion tiếp theo là bơm Natrium- Kalium. Sự chênh lệch giữa đậm độ Kalium khu vực nội bào và ngoại bào thểhiện sự thay đổi các sóng của điện tâm đồ.
Hậu quả của quá trình sinh lý về mặt điện học có tính chức năng nhưng cũng không kém phần quan trọng liên quan đến cơ thể sống của con người, Kalium máu, tuy là hằng số sinh học nhung không phải lúc nào cũng phản ãnh trung thực tình trạng dự trử Kalium của cơ thể, nó có thể bình thường hoặc tăng trong trường hợp cơ thể thiêu K+ ( như trong đái tháo đường nhiểm toan) hoặc thấp trong khi cơ thể không thiếu K+ (như trong kiềm chuyển hoá). Nhiều cơ chế sinh lý khác nhau tham gia điều hoà Kalium trong cơ thể nhằm giữ vững tỉ lệ Kalium ngoại bào/ Kalium nội bào.
Theo trình tự, ngay sau Kalium là Magnésium cũng là Ion quan trọng trong khu vực nội bào. Magnèsium là một trong những diếu tố sinh lý cho hoạt động bình thường của cơ thể với vai trò đồng yếu tố của Magnésium đối với một số lớn các men tham gia vào các phản ứng sinh học, ngoài ra Magnésium còn cần thiết cho sự toàn vẹn về cấu trúc và hoạt động cho các ty lạp thể cũng như tất cả phản ứng men liên quan đến ATP và các men phụ trách sự di chuyển của Phosphat và mọi sự ổn định về cấu trúc các Riboxom. Sau cùng, Magnesium làm đìều hoà chức năng chuyển hoá ở phạm vi tế bào, tham gia vào quá trình chuyển hoá glucid, co bóp cơ và đối kháng vơi Calcium do tác dụng đối kháng nầy Magnésium giúp giảm kích thích thần kinh, giảm dẩn truyền trong dây thần kinh và từ dây thần kinh đến các cơ.
Sự thiếu hụt Magnesium có liên quan đến sự điều hoà nồng độ cùa Natriun & Kalium trong khu vực nội & ngoại bào của tế bào cơ tim. Magnésium hoạt hoá men K-ATPase men nầy có vai trò chủ yếu trong bơm Natriun-Kalium vì vậy khi thiếu Magnesium sẻ ảnh hưởng đến bơm Natriun, làm cho Kalium thoát ra ngoài màng tế bào gây ra tỉ lệ Kaliun nội bào và ngoài bào giảm, tính bị kích thích của tế bào cơ tim tăng gây loạn nhịp tim qua cơ chế tái nhập và có thể đưa đến nguy cơ rung thất. Mặc dù hiện tương Kalium thoát ra ngoại bào nhưng Kalium trong máu vẩn giảm do thận tăng đào thải Kalium.
Có hai giả thuyết cho cơ chế tác dụng của Magnesium:
-Chống loạn nhịp qua cơ chế bơm Natrium- Kalium thông qua men Na-KATPase.
-Tính đối kháng với Calci là một trong những cơ chế chống loạn nhịp và chống cơn đau thắt ngực do cơ chế co thắt động mạch vành tim tương tự như các loại thuốc ức chế Calci. Cụ the,å Magnésium ức chế dòng Calci- Natri chậm ở giai đoạn khử cực của tế bào hạn chế Calci vào nội bào cơ tim và cơ trơn tác dụng chống loạn nhịp, chống co thắt và dản mạch. Khi tế bào cơ tim thiếu Magnésium sè làm cho Kalium thoát ra ngoại bào thể hiện sóng Tcao nhọn trên điện tâm đồ, trong giai đoạn đầu tế bào cơ tim bị thiếu Magnésium sẽ ảnh hưởng sớm đến hoạt động của ty lạp thể gây giảm tỉ lệ Kalium nội bào/ Kalium ngoại bào trong khi Kalium máu vẩn bình thường, những giai đoạn tiêp theo Magnésium trong tế bào vẩn tiếp tục suy giảm thì hoạt động điện của cơ tim rối loạn có thể đó là một trong những nguyên nhân khởi phát sự loạn nhịp.
Áp dụng điều trị cụ thể trên lâm sàng
*Các chỉ số cận lâm sàng căn bản cân thực hiện:
-Điện tâm đồ 12 chuyển đạo
-Glucose huyết, creatinin huyết, Ion đồ máu, công thức máu…
-Ước tính độ thanh thải Creatinin bằng công thứcCockroff-Gault:
{[(Clr= (140- tuổi ) × TLcơ thể (kg)]/Crea.huyết (µ mol/l)} × 1.23(nam); 1,04(nữ)
-Chỉ định khi Clr≥ 30ml/ p
*Thuốc:
• Dung dịch đường ưu trương và Insulin tác dụng nhanh làm dung môi đưa ion K+ và Mg2+ vào khu vực nội tế bào. Liều insulin nhanh là 1 đơn vị quốc tế cho 5g đường.
• Sunfat Magnésie và Kaliclorua tỉ lệ theo thứ tự 2/1 hoặc 3/2.
• Truyền tĩnh mạch chậm 10-15 giọt/phút.
• Thời gian điều trị 2-3 ngày cho liều tấn công và chuyển sang thuốc viên uống cho liều duy trì.
*Chống chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ xuất huyết não, xuất huyết nội tạng do tính giãn mạch của magnésium có thể làm nặng thêm tình trạng.
*Tác dụng ngoại ý:
• Tại chỗ: đau rát đường truyền do dung dịch ưu trương.
• Toàn thân: bừng mặt nhức đầu thường xảy ra ở người trẻ.
Kết luận
Bài viết mang tính chất tham khảo vì Y khoa luôn thay đổi kiến thức hôm nay sẽ lạc hậu ở ngày mai và ngược lại.