Khi nghi ngờ mang thai người mẹ nên thăm khám để xác định tình trạng mang thai, hoặc tình trạng thai, tính tuổi thai cũng như ngày dự sinh. Ngoài ra, khi nghi ngờ mang thai bạn cũng cần thực hiện các xét nghiệm mang thai chẩn đoán để phát hiện các bệnh lý kèm theo của mẹ để được hướng dẫn từ bác sĩ từ đó mẹ bầu theo dõi được tình trạng sức khỏe thai nhi qua từng thời kỳ, phát hiện những bất thường của thai nhi nếu có để bác sĩ kịp thời can thiệp.
Các xét nghiệm khi mang thai cần được thực hiện sớm, bao gồm:
- Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)
- Nhóm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Rubella
- Viêm gan B và viêm gan C
- Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs)
- HIV
- Xét nghiệm lao (TB)
- Xét nghiệm virus Zika
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)
Xét nghiệm phân tích tế bào máu trong thai kỳ là một trong những xét nghiệm quan trọng mà các bà bầu cần thực hiện. Xét nghiệm CBC có thể giúp các bà bầu xác định những thông tin sau:
- Số lượng hồng cầu: Cho biết liệu cơ thể có thiếu máu hay không.
- Số lượng tế bào bạch cầu: Thể hiện khả năng chống lại các căn bệnh có trong máu của người mẹ.
- Số lượng tiểu cầu: Xác định mức độ suy giảm tiểu cầu khi mang thai, vấn đề về khả năng đông máu cũng như các biến chứng liên quan đến giảm tiểu cầu như tiền sản giật
Nhóm máu
Xét nghiệm nhóm máu là một trong những xét nghiệm quan trọng khi mang thai, giúp mẹ bầu và các bác sĩ theo dõi yếu tố Rh trong máu. Rh là một protein có thể có trên bề mặt hồng cầu. Hầu hết mọi người đều có yếu tố Rh (Rh dương tính), những người khác không có yếu tố Rh (Rh âm tính).
Trong trường hợp thai nhi là Rh dương tính và cơ thể người mẹ là Rh âm tính, cơ thể mẹ vẫn có thể tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh. Những kháng thể này có thể làm hỏng tế bào hồng cầu của thai nhi, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Xét nghiệm yếu tố máu Rh là vô cùng quan trọng, giúp mẹ bầu có thể tầm soát được nguy cơ sinh non hoặc sảy thai do bất đồng yếu tố máu. Điều này giúp các bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ cho mẹ và bé..
Xét nghiệm nước tiểu
Kiểm tra nước tiểu có thể giúp đánh giá khả năng của bà bầu có bị bệnh về đường tiết niệu hay không, thông qua việc xem xét các tế bào hồng cầu có trong nước tiểu. Nếu có tế bào hồng cầu, điều này có thể là dấu hiệu của các vấn đề về đường tiết niệu.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra nước tiểu cũng có thể xác định việc bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, thông qua việc xem xét các tế bào bạch cầu có trong nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu còn có thể đo lượng protein. Nếu nồng độ protein trong nước tiểu cao, có thể là dấu hiệu tiền sản giật.
Nuôi cấy mẫu nước tiểu
Xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu giúp kiểm tra nước tiểu của sản phụ để tìm racác vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, từ đó quyết định đúng loại kháng sinh để điều trị.
Xét nghiệm được thực hiện 2 lần để đảm bảo tình trạng nhiễm trùng đã được điều trị hoàn toàn.
Rubella
Rubella có thể gây nên dị tật bẩm sinh cho trẻ nếu mẹ bầu bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai.
Nếu phụ nữ mang thai chưa được tiêm ngừa vacxin hoặc chưa mắc bệnh, xét nghiệm huyết thanh học giúp xác định khả năng miễn dịch với Rubella dựa trên các kháng thể có trong cơ thể mẹ.
Nếu người phụ nữ chưa từng bị Rubella trước đây hoặc chưa tiêm phòng thì điều cần làm là tránh tiếp xúc với bất kỳ người nào đang mắc bệnh này trong thời kỳ mang thai, vì khả năng lây lan của nó là rất cao.
Ngoài ra, nếu người mẹ chưa tiêm vacxin thì cần tiêm ngay sau khi sinh, ngay cả trong giai đoạn đang cho con bú.
Viêm gan B và viêm gan C
Mẹ bị nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C thì có thể lây truyền virus cho thai nhi. Trẻ bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ có nguy cơ bị viêm gan mãn tính và có thể phát triển thành sơ gan, ung thư gan.
Xét nghiệm phát hiện sớm các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm từ mẹ sang con và ảnh hưởng tới mẹ.
Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs)
Trong quá trình mang thai, việc xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, xét nghiệm giang mai và chlamydia có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi, bao gồm viêm tử cung, viêm nhiễm dây chằng, và nguy cơ sinh non.
Nếu phụ nữ mang thai không may mắc phải giang mai hoặc chlamydia nên được điều trị càng sớm càng tốt. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh và giảm nguy cơ gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ngoài giang mai và chlamydia, còn có nhiều STIs khác cũng cần được xét nghiệm trong thai kỳ, bao gồm HIV, herpes, bệnh lậu, và sùi mào gà. Việc xét nghiệm đầy đủ và đúng thời điểm giúp phát hiện sớm các bệnh lây truyền và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, từ đó bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Xét nghiệm HIV sớm trong thai kỳ
Nếu một phụ nữ đang mang thai bị nhiễm HIV, khả năng truyền virus cho thai nhi là rất cao. HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS).
Tuy nhiên, trong trường hợp không may, người mẹ mang thai và bị nhiễm HIV có thể được hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc thực hiện các biện pháp khác để ngăn ngừa và giảm nguy cơ lây truyền HIV cho thai nhi. Một trong những biện pháp quan trọng là xét nghiệm HIV cho mẹ bầu.
Xét nghiệm lao (TB)
Bệnh lao phổi hoặc lao não là một trong những yếu tố gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lao cao như những người bị nhiễm HIV hoặc sống gần gũi với người mắc bệnh lao cũng cần được thực hiện loại xét nghiệm này ngay.
Xét nghiệm virus Zika
Virus Zika là một hiểm họa đối với sức khỏe của thai nhi, có thể gây ra dị tật thai nhi và tăng nguy cơ sinh non, sảy thai không mong muốn. Điều quan trọng là phụ nữ mang thai cần tiến hành xét nghiệm virus Zika ngay khi họ đã đi qua các vùng dịch nhiễm virus Zika để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Việc thường xuyên kiểm tra trong thời kỳ mang thai là quan trọng để theo dõi sức khỏe của bà bầu và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn. Điều này giúp đảm bảo bà bầu được chăm sóc tốt hơn và tránh những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình mang thai.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ nắm rõ lịch khám thai định kỳ để không bỏ lỡ các xét nghiệm tầm soát, sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào trong suốt thai kỳ, mẹ có thể liên hệ đến hotline 028 3863 2553 Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa hỗ trợ!
______________________________________________
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh