Có khoảng 50% phụ nữ trải qua cơn trầm cảm sau sanh nhẹ trong vài ngày sau khi sinh em bé. Cơ thể của bạn đã trải qua chín tháng với những thay đổi về thể chất và cảm xúc cũng như những căng thẳng của việc chăm sóc một em bé sơ sinh.
TRẦM CẢM SAU SANH LÀ GÌ?
Trầm cảm sau sinh (PND) thường rất phổ biến. Là 1 rối loạn tâm trạng cực đoan. Thường thì nó bắt đầu khoảng ba tuần sau ca sinh nhưng cũng có thể đến nhiều tháng sau khi bạn đã có em bé. Bệnh có liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc phụ nữ sau sanh. Cảm thấy cô đơn là cảm giác phổ biến nhất của chứng trầm cảm sau sinh. Rất khó để có thể bạn có thể ra ngoài và giữ liên lạc với bạn bè khi có em bé. Đôi khi nó phát triển thành hành vi cực đoan gây hại cho mẹ và con.
Nhận biết trầm cảm sau sanh !
Bệnh trầm cảm sau sinh không dễ phát hiện cho đến khi người bệnh có những hành động dại dột, làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Do đó, chúng ta cần nhận biết các dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh chính là cách để bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh trầm cảm.
Một số biểu hiện trầm cảm sau sinh bao gồm:
Tâm trạng:
+ Chán nản, bồn chồn, ủ rũ
+ Mệt mỏi quá mức
+ Khó chịu và tức giận
+ Không có hứng thú hay niềm vui với các hoạt động xung quanh
+ Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé, chết hoặc tự tử.
+ Giảm trí nhớ, giảm tập trung
Hành vi:
+ Khóc nhiều
+ Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường
+ Mất ngủ triền miên hoặc ngủ quá nhiều
+ Xa lánh gia đình và bạn bè
Hậu quả:
- Bà mẹ
- Không có đủ năng lượng để hoạt động chăm sóc con cái, gia đình
- Có nguy cơ tự tử cao hơn
2. Em bé
- Chậm phát triển ngôn ngữ và vấn đề học tập
- Các vấn đề liên kết mẹ-con bị ảnh hưởng nặng nề
- Hành vi bất thường hoặc dễ kích động hơn trẻ bình thường
- Thường có những cảm xúc tiêu cực
- Chậm phát triển chiều cao và nguy cơ béo phì cao
- Thường xuyên căng thẳng và khó thích nghi với môi trường, gặp vấn đề về hòa nhập xã hội.
- Tiền sử có trầm cảm trước hoặc trong thai kỳ
- Giảm nội tiết tố
- Sức khỏe giảm sút + đau đớn về cơ thể
- Yếu tố khách quan khác: điều kiện tài chính gia đình, sự thiếu quan tâm chia sẻ, áp lực …….
- Không được nghỉ ngơi đầy đủ
Phòng ngừa trầm cảm sau sanh !
- Khi mang thai:
+ Nên được quan tâm và chăm sóc cả về dinh dưỡng và tinh thần.
+ Tham gia các hoạt động tích cực như đi bộ, vận động nhẹ,v.v….. để giúp tâm trạng luôn ổn định, vui vẻ.
+ Với phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc dấu hiệu nên gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.
- Sau sanh: kiểm tra sớm sau sinh để sàng lọc các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm sau sinh để kịp thời điều trị.
Phụ nữ sau khi sinh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp: sống lành mạnh, Không gây áp lực cho bản thân, Dành thời gian cho chính mình, Phá vỡ sự cô lập, Yêu cầu giúp đỡ (mở lòng, tâm sự….).
Điều trị trầm cảm sau sanh !
- Chủ yếu nói chuyện (liệu pháp nói chuyện) hoặc liệu pháp tâm lý: nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, người nhà, bạn bè… Vai trò của người chồng là cực kỳ quan trọng.
- Yêu cầu bà mẹ trả lời bộ câu hỏi sàng lọc về trầm cảm
- Xét nghiệm máu: tuyến giáp, Các xét nghiệm khác giúp loại trừ các nguyên nhân khác
- Thuốc chống trầm cảm