Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở phụ nữ, chính vì thế việc tự kiểm tra u vú tại nhà có vai trò quan trọng hỗ trợ phát hiện sớm những bất thường tại vú. Cùng với thực hiện sàng lọc định kỳ sẽ tăng khả năng phát hiện ung thư vú và cho kết quả điều trị khả quan hơn.
Hướng dẫn tự kiểm tra vú tại nhà phát hiện sớm ung thư vú
Thao tác để tự kiểm tra u vú rất đơn giản và chỉ tiêu tốn khoảng 10 – 15 phút, nhưng cần thực hiện đầy đủ theo các bước để việc kiểm tra đạt được hiệu quả và tránh có vùng bị bỏ sót.
Bước 1: Phát hiện ung thư vú qua hình dáng ngực của mình trong gương
Cởi bỏ áo, để hai vai suôn thẳng, chống hai tay bên hông, quan sát kích thước, hình dạng, màu sắc giữa hai bên vú có đồng đều hay có gì bất thường không.
Nếu có các dấu hiệu sau đây trong bước kiểm tra này thì nên đến gặp bác sĩ ngay:
- Da bong tróc, nhăn nhúm hoặc phồng lên
- Thay đổi vị trí núm vú hoặc núm vú bị lõm vào trong
- Đỏ, đau, bị sưng hoặc bị sần da cam.
Bước 2: Kiểm tra vú khi chuyển động cơ ngực
Dơ hai cánh tay lên cao và kiểm tra 2 bên có cân xứng nhau không
So sánh hình dạng, kích thước và độ xệ, đồng thời kiểm tra có khối u ở khu vực nách hay không.
Bước 3: Kiểm tra bất thường từ núm vú
Hạ tay và kiểm tra có sự bất thường nào ở núm vú như: Tiết dịch từ một hoặc hai núm vú, có các vết lõm vết sưng hoặc là bị thụt không.
Bước 4: Kiểm tra vú khi đứng
Nâng cánh tay trái lên, sử dụng các ngón tay phải nhấn nhẹ nhàng vào ngực trái. Bạn sử dụng mặt phẳng các đốt ngón tay xa nhất (không phải đầu tận cùng của ngón tay, thường là 3 ngón giữa để cảm nhận bằng lực ấn nhẹ nhàng từ nông (da) đến sâu (mô tuyến vú) cho đến khi chạm vào các xương sườn, giữ các ngón tay thẳng và khép lại với nhau.
– Việc thăm khám phải toàn bộ vú, bạn có thể di chuyển ngón tay theo chiều từ trên xuống dưới hết toàn bộ tuyến vú hoặc theo vòng tròn từ núm vú cho đến khi đến mép ngoài của vú, sau đó kiểm tra lại tương tự theo chiều từ ngoài vào trong.
– Khi kiểm tra, bạn cần lưu ý bất kỳ thay đổi nào trong mật độ các mô từ phía trước đến phía sau ngực.
– Đổi tay để kiểm tra mô tuyến vú phải theo các bước tương tự như trên.
Bước này sẽ dễ thực hiện hơn khi vú ướt và trơn vì thế bạn có thể kiểm tra vú khi tắm.
Bước 5: Kiểm tra vú khi nằm
Nằm ngửa, đưa tay trái ra sau đầu và dùng tay phải để kiểm tra vú tái và ngược lại, bước này bạn cũng thực hiện các thao tác kiểm tra tương tự như khi đứng và cảm nhận các bất thường ở các mô vú. Lưu ý không bỏ sót bất kỳ phần vú nào.
Lưu ý khi tự kiểm tra vú
Nên kiểm tra ngực của mình thường xuyên giúp dễ dàng nhận biết được bất cứ thay đổi nào tại vú.
Nên kiểm tra vú ít nhất một tháng một lần, thời điểm thích hợp nhất là vài ngày sau khi kì kinh nguyệt kết thúc, hormone đã tương đối ổn định, ngực ít sưng và căng hơn trong thời điểm này.
Nếu đã mãn kinh chỉ cần kiểm tra ngực vào một ngày cố định trong tháng.
Nên đi khám sớm nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào.
Việc tư kiểm tra u vú không thể thay thế được việc kiểm tra và thăm khám lâm sàng thế nên bên cạnh việc tự kiểm tra, tầm soát ung thư vú định kỳ tại cơ sở y tế vẫn vô cùng cần thiết để phát hiện sớm các bệnh ở tuyến vú nhất là ung thư vú.
Nếu phát hiện thấy vú có cục u vú thì phải làm sao?
Đừng quá lo lắng khi phát hiện các khối u vú trong lần khám đầu tiên, đây có thể là các khối cục u trong vú thường có ở một số phụ nữ và là các khối u lành tính. Nguyên nhân của các khối u này là do thay đổi nội tiết tố, khi mang thai, vào chu kỳ kinh, các bệnh lý u vú lành tính hoặc chấn thương.
Tuy nhiên, cần có sự thăm khám chuyên môn cũng như xét nghiệm để xác định chính xác đảm bảo các cục u này là lành tính và không đáng lo ngại. Thế nên tốt nhất khi phát hiện bất kỳ điều gì bất thường tại vú bạn nên thăm khám với bác sĩ, điều này còn vô cũng cần thiết khi các dấu hiệu này kéo dài hơn 1 chu kỳ kinh nguyệt.
Khi thăm khám, ngoài việc kiểm tra bằng mắt thường và kiểm tra đặc điểm của các khối u trong mô vú. Siêu âm là xét nghiệm đầu tiên bạn cần thực hiện để đánh giá khối u, nhất là phụ nữ đang mang thai, và phụ nữ dưới 30 tuổi. Nếu trên 30 tuổi, không mang thai hoặc cho con bú bạn sẽ được thực hiện chụp X-quang tuyến vú. Nếu 2 phương pháp trên cho ra kết quả nghi ngờ bất thường bạn sẽ được chỉ định thực hiện MRI tuyến vú.
Tầm soát ung thư vú
Tầm soát ung thư vú giúp phát hiện kịp thời các bất thường ở vú, việc tầm soát ung thư vú định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm các bất thường ở vú, nếu bệnh được điều trị ở giai đoạn đầu tỉ lệ khỏi lên đến 80%.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc ung thư vú cao:
- Phụ nữ trên 40 tuổi
- Tiền xử gia đình có người thân mắc bệnh.
- Mang đột biến gen BRCA1 – BRCA2 nguy cơ ung thư vú cao hơn
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, mãn kinh, tiền mãn kinh
- Thường xuyên dùng hormone để điều trị
- Từng có tiền sử mắc các bệnh ung thư
- Ngoài ra, bất cứ ai có triệu chứng nghi ngờ là ung thư vú đều nên thực hiện tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư vú.
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh cung cấp gói dịch vụ tầm soát ung thư vú, giúp phát hiện sớm bệnh bao gồm: Thăm khám với bác sĩ, siêu âm vú, tầm soát ung thư vú di truyền, tầm soát 10 loại ung thư di truyền,…
Ưu điểm khi tầm soát ung thư vú tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh:
- Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao giàu kinh nghiệm
- Trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại cho ra kết quả chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác
- Có đầy đủ các phương pháp trị liệu ung thư vú phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân: Phẫu thuật bảo tồn vú, phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, xạ trị, hóa trị, điều trị toàn thân, dùng thuốc,…
______________________________________________________
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh