Phân bố theo tỉ lệ dương tính với vi-rút cúm theo vùng và phân bố loại vi-rút cúm theo từng vùng
Vi-rút cúm A được phân loại thành các phân nhóm phụ theo sự kết hợp của hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA), và các protein trên bề mặt của virus. Hiện đang lưu hành ở người là vi-rút cúm A (H1N1) và A (H3N2). Vi-rút cúm A(H1N1) được viết là A(H1N1)pdm09 vì nó gây ra đại dịch trong năm 2009 và sau đó thay thế vi-rút cúm A (H1N1) theo mùa đã lưu hành trước năm 2009. Chỉ loại vi-rút cúm A mới được biết là đã gây ra đại dịch . Vi-rút cúm B không được phân loại thành các phân nhóm, nhưng có thể được chia thành các dòng. Hiện tại vi rút cúm loại B đang lưu hành thuộc dòng B/Yamagata hoặc B/Victoria. Vi-rút cúm C được phát hiện ít thường xuyên hơn và thường gây nhiễm trùng nhẹ, do đó không thể hiện được tầm quan trọng của sức khỏe cộng đồng. Vi rút cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và không được biết là lây nhiễm hoặc gây bệnh ở người.
Kết quả xét nghiệm từ các phòng thí nghiệm cúm quốc gia khác nhau của 100 quốc gia trên thế giới trong khoảng thời gian từ ngày 14/5/2018 đến 27/5/2018 cho thấy: trong số 67.928 mẫu xét nghiệm, đã có 2.328 dương tính với vi-rút cúm, trong đó 1.616 mẫu (69,4%) là cúm A, 712 mẫu (30,6%) là cúm B. Trong các loại vi-rút cúm loại A, có 888 mẫu (75,1%) là cúm A(H1N1)pdm09 và 295 mẫu (24,9%) là cúm A(H3N2). Trong số vi rút cúm loại B, có 126 (76,8%) thuộc dòng B-Yamagata và 38 (23,2%) thuộc dòng B-Victoria.
TCYTTG khẳng định cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh cúm là tiêm chủng. Vắc-xin cúm an toàn và hiệu quả và đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua. Do khả năng miễn dịch từ vắc-xin sẽ giảm dần theo thời gian nên việc chủng ngừa hàng năm được khuyến cáo để bảo vệ khỏi cúm. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, vắc-xin ngừa cúm cung cấp sự bảo vệ, ngay cả khi vi-rút tuần hoàn trong cơ thể không khớp chính xác với các loại vi-rút có trong vắc xin. Tuy nhiên, ỏ người già, việc chủng ngừa cúm có thể ít hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa bệnh tật nhưng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, tỷ lệ mắc các biến chứng và tử vong. Chủng ngừa đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm và những người sống chung hoặc chăm sóc cho những người có nguy cơ cao.
Những đối tượng sau được TCYTTG khuyến nghị chủng ngừa hàng năm: (1) phụ nữ có thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ; (2) trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi; (3) người già (trên 65 tuổi); (4) những người mắc bệnh mãn tính; (5) nhân viên y tế.
Ngoài việc tiêm chủng và điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, cần tăng cường phổ biến cách tự bảo vệ trong cộng đồng bao gồm các biện pháp bảo vệ cá nhân như: (1) Rửa tay thường xuyên bằng cách làm khô tay thích hợp; (2) Vệ sinh đường hô hấp tốt, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy và vứt bỏ vào thùng rác đúng quy định; (3) Sớm tự cô lập nếu có cảm giác không khỏe, sốt và có các triệu chứng khác của cúm; (4) Tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh; (5) Tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng
SỞ Y TẾ TP.HCM