Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) đã tăng lên đáng kể trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây. Thực tế, còn nhiều trường hợp mắc bệnh SXH chưa được báo cáo và cũng còn nhiều trường hợp được phân loại sai. TCYTTG ước tính có đến 390 triệu trường hợp nhiễm vi-rút dengue mỗi năm (khoảng tin cậy 95%, dao động 284–528 triệu ca/năm), trong đó 96 triệu (67-136 triệu) có biểu hiện lâm sàng với nhiều mức độ nặng khác nhau của bệnh. Số trường hợp mắc bệnh SXH được báo cáo đã tăng từ 2,2 triệu ca trong năm 2010 lên 3,2 triệu ca trong năm 2015.
Nếu như trước năm 1970, chỉ có 9 nước đã trải qua dịch bệnh SXH nghiêm trọng, thì hiện nay, căn bệnh này đang lưu hành tại hơn 100 quốc gia trong các khu vực theo cách phân chia của TCYTTG, tập trung nhiều ở Châu Phi, Châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong đó, Châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Số trường hợp mắc bệnh SXH tại 3 khu vực này đã vượt quá 1,2 triệu lượt trong năm 2008 và hơn 3,2 triệu trong năm 2015, và gần đây số trường hợp mắc được báo cáo tiếp tục tăng. Riêng trong năm 2015, đã có 2,35 triệu trường hợp SXH được báo cáo ở Châu Mỹ, trong đó 10.200 trường hợp được chẩn đoán là SXH nặng, với 1.181 ca tử vong.
Năm 2010, đã có sự đe dọa bùng phát bệnh SXH có thể xảy ra ở Châu Âu khi lần đầu tiên được báo cáo ở Pháp và Croatia và một số trường hợp nhập cảnh mắc bệnh SXH xảy ra ở 3 nước châu Âu khác.
Năm 2012, một đợt bùng phát SXH trên đảo Madeira của Bồ Đào Nha dẫn đến hơn 2.000 trường hợp mắcbệnh và các trường hợp nhập cảnh mắc bệnh SXH đã được phát hiện ở Bồ Đào Nha và 10 quốc gia khác ở Châu Âu. Tại các quốc gia này, trong số các du khách trở về từ các nước có thu nhập thấp và trung bình, SXH là nguyên nhân thứ hai đứng sau sốt rét.
Năm 2014, xu hướng cho thấy sự gia tăng về số ca mắc SXH ở Trung Quốc, Quần đảo Cook, Fiji, Malaysia và Vanuatu, vi-rút Dengue type 3 (DEN 3) đã ảnh hưởng đến các quốc đảo Thái Bình Dương sau hơn 10 năm im lặng. Ngay cả Nhật Bản, SXH cũng đã được báo cáo, sau hơn 70 năm không có.
Năm 2015, tại Delhi, Ấn Độ, đã ghi nhận sự bùng phát SXH dữ dội nhất kể từ năm 2006 với hơn 15.000 trường hợp mắc. Tại đảo Hawaii–Mỹ, một ổ dịch với 181 trường hợp mắc đã được báo cáo trong năm 2015 và tiếp tục lây lan liên tục trong năm 2016. Các quốc đảo Thái Bình Dương như Fiji, Tonga và Polynesia tiếp tục ghi nhận các trường hợp SXH mới mắc.
Năm 2016, là năm mà dịch SXH bùng phát trên toàn thế giới. Tại khu vực Châu Mỹ, có hơn 2,38 triệu trường hợp mắc, trong đó, Brazil có hơn 1,5 triệu trường hợp, cao hơn gần 3 lần so với năm 2014. Đã có 1.032 ca SXH tử vong tại khu vực này. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, có hơn 375.000 trường hợp nghi ngờ mắcSXH trong năm 2016, trong đó, Philippines có 176.411 trường hợp và Malaysia 100.028 trường hợp, tương đương với gánh nặng bệnh SXH của năm trước đối ở cả hai quốc gia này. Quần đảo Solomon báo cáo cómột ổ dịch với hơn 7.000 ca nghi ngờ SXH. Tại khu vực Châu Phi, Burkina Faso báo cáo có một đợt bùng phát SXH cục bộ với 1.061 trường hợp mắc.
Năm 2017, Châu Mỹ có mức giảm mắc SXH đáng kể từ 2.177.171 trường hợp trong năm 2016 giảm xuống còn 584.263 trong năm 2017, tương đương giảm 73%. Panama, Peru và Aruba là những nước duy nhất báocáo có gia tăng ca mắc SXH trong năm 2017 nhưng số ca sốt xuất huyết nặng giảm 53%. Trong quý 1/2018, các nước này tiếp tục giảm 27% so với cùng kỳ năm 2017. Nhưng đầu năm 2018, Paraguay và Argentina đãbáo cáo bùng phát dịch SXH. Khu vực Tây Thái Bình Dương báo cáo đã bùng phát SXH ở một số quốc giavới sự lưu hành các mẫu huyết thanh DEN-1 và DEN-2.
Năm 2018, dịch SXH đã được báo cáo từ Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Myanmar, Malaysia Pakistan, Philippines, Thái Lan và Yemen.
Như vậy, ước tính có khoảng 500.000 người mắc bệnh SXH nặng cần nhập viện điều trị mỗi năm và cókhoảng 2,5% trường hợp tử vong. Số ca SXH nặng tử vong đã giảm 28% từ năm 2010 đến năm 2016 với sự cải thiện đáng kể năng lực quản lý ca bệnh ở cấp độ quốc gia.