Suy tim mất bù là tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể dễ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Suy tim mất bù là một hội chứng lâm sàng xảy ra khi có sự thay đổi trong cấu trúc hoặc chức năng của tim khiến nó không thể bơm hoặc chứa máu như bình thường, gây áp lực lên tim, dẫn đến nhiều triệu chứng nghiêm trọng và dồn dập ở mức độ ngày càng nặng dần cần phải can thiệp điều trị y tế ngay.
Những triệu chứng suy tim mất bù
Khi suy tim chuyển sang giai đoạn mất bù, tim không thực hiện được nhiệm vụ cung cấp máu đi khắp cơ thể, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, đau ngực, có khi choáng ngất và ho vào ban đêm. Các triệu chứng khác gồm:
- Mệt mỏi
- Lo âu
- Chán ăn, ăn lâu tiêu, đầy bụng
- Suy giảm trí nhớ, kém tập trung
- Đổ mồ hôi nhiều
- Hạn chế gắn sức
- Khóc thở
- Nặng ngực
- Mất ngủ về đêm
- Hạ huyết áp
- Nhịp tim nhanh
- Phù chi ấn lõm
Tim không thể bơm máu bình thường gây nên các triệu chứng nghiêm trọng
Đối với người bệnh đã lớn tuổi có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể gây khó khăn trong việc nhận biết các triệu chứng bệnh, đôi khi có thể nhầm lẫn với các triệu chứng khác. Do đó, nếu người thân của bạn có dấu hiệu nhưng không biết do nguyên nhân gì gây ra, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu suy tim mất bù không được điều trị kịp thời, các triệu chứng càng ngày càng rõ rệt và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng suy tim mất bù chính là do người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ dẫn đến tình trạng suy tim đã được chẩn đoán trước đó trầm trọng hơn, gây nên suy tim mất bù. Một số tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến suy tim bao gồm:
- Các bệnh lý về tim mạch: Tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, bệnh lý van tim,… là những biến chứng dẫn đến bệnh, khi mà bệnh nhân không phát hiện và điều trị bệnh sớm, kiểm soát bệnh tốt.
- Một số bệnh lý không do tim: Cường giáp, suy giáp; bệnh thận mạn tính; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; nhiễu trùng toàn thân, nhiễm siêu vi nặng; phẫu thuật tim phổi ghép nhân tạo; Shock phản vệ,…
Các yếu tố sau có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim đã có từ trước:
- Uống nhiều nước: Nếu bạn bị suy tim, uống nhiều nước gây tích tụ thêm chất lỏng trong máu và khiến tim khó bơm.
- Tiêu thụ muối: Một bài báo năm 2020 nói rằng theo một chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng mức huyết áp, gây gánh nặng cho tim.
- Mang thai: Đối với bệnh nhân có bệnh lý tim mạch cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định mang thai.
- Sốt và nhiễm trùng: Gây gánh nặng cho tim có thể dẫn đến viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim là những yếu tố thúc đẩy suy tim tiến triển nặng hơn.
Chẩn đoán suy tim mất bù
Bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe, tìm hiểu về tiền sử bệnh kết hợp với một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
Các xét nghiệm có thể được thực hiện là:
- Xét nghiệm peptide lợi niệu (NP): Mức BNP trên 450 pg/mL đối với những người dưới 50 tuổi và trên 900 pg/mL đối với những người trên 50 tuổi
- Chức năng thận: Nồng độ nitơ urê trong máu (BUN) và creatinin huyết thanh
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang
- Chụp CT
- Chụp MRI
- Liệu pháp trắc nghiệm gắng sức
- Siêu âm tim
- Điện tâm đồ (ECG)
Kết quả từ loạt xét nghiệm này có thể cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc của tim, hoạt động của các buồng và khả năng bơm máu. Họ cũng có thể xác định sự hiện diện của bất kỳ bệnh nào và các bất thường hoặc tắc nghẽn có thể gây ra các triệu chứng của suy tim.
Điều trị suy tim mất bù
1.Sử dụng thuốc
Các loại thuốc được dùng trong điều trị suy tim mất bù thường gặp là:
- Thuốc lợi tiểu: giảm thể tích tuần hoàn, giảm gánh nặng cho tim và giải quyết tình trạng phù phổi, phù chân, bụng…
- Thuốc giãn mạch: gồm thuốc chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II…
- Thuốc trợ tim: hỗ trợ tăng lực co bóp cho tim.
- Thuốc chống loạn nhịp tim: ngăn chặn xung điện bất thường trong tim, giúp làm giảm nhịp tim nhanh
- Thuốc chống đông: ngăn cản hình thành cục máu đông phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
- Thuốc an thần: giảm lo lắng, căng thẳng cho người bệnh.
2.Phẫu thuật
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và đáp ứng nội khoa, bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành các phương pháp phẫu thuật/thủ thuật như:
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
- Phẫu thuật sửa chữa/thay van tim
- Cấy máy tạo nhịp (CTR)
- Cấy máy khử rung tim
- Thiết bị hỗ trợ tâm thất
- Ghép tim: Khi tình trạng suy tim trở nên nghiêm trọng và các phương pháp điều trị khác không có tác dụng, bác sĩ sẽ tính tới phương án thay tim cho bệnh nhân.
Phẫu thuật điều trị suy tim mất bù
3.Thay đổi lối sống
Bên cạnh dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa, người bệnh nên thực hiện lối sống khoa học để góp phần cải thiện triệu chứng bệnh:
- Ăn uống lành mạnh: Tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo tốt trong khẩu phần ăn; cắt giảm muối (dưới 1,5g/ngày), đồ ngọt và thức ăn chứa nhiều chất béo xấu.
- Dành thời gian vận động ít nhất 30 phút/ngày. Nên tập các bài tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần cường độ tập tùy theo khả năng.
- Ngừng hút thuốc lá (cả hút thuốc chủ động và hít khói thuốc thụ động).
- Tiêm ngừa đầy đủ phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn.
- Khám sức khỏe tim mạch định kỳ: tối thiểu 1 lần/năm hoặc khi xuất hiện triệu chứng bất thường của suy tim.
Khi suy tim mất bù tiến triển càng nặng cá triệu chứng diễn ra càng rõ rệt ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng của sống của người bệnh, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
(theo Ths.Bs. Thái Thị Mai Yến
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh)
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh