Hoại tử xương gây đau đớn, giới hạn khả năng hoạt động và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Với các tổn thương nhỏ tổn thương có thể tự lành. Tuy nhiên, với các tổn thương lớn, đặc biệt là hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi có thể tiến triển nghiêm trọng đến chức năng khớp háng nếu không có biện pháp điều trị đụng và kịp thời.
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là gì
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là tình trạng máu cung cấp cho xương bị gián đoạn khiến cá mô xương bị hoại tử. Khi nguồn cung cấp máu bị cắt đứt, các ổ xương bị khuyết hổng sẽ khiến cho phần sụn và xương dần bị phá hủy lâu dần sẽ gây gãy xương dưới sụn, xẹp chỏm xương đùi sau đó thoái hóa chức năng khớp háng dẫn đến tàn phế.
Nguyên nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi thứ phát thường gặp ở độ tuổi trung niên, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi như:
- Chấn thương: Các chấn thương như trật khớp, gãy cổ xương đùi, gãy vỡ ổ khớp làm đứt các động mạch đến nuôi xương ảnh hưởng tới việc cung cấp máu tới xương, dẫn tới hoại tử xương. Nếu không được điều trị sớm hoại tử xương thường xuất hiện sau chấn thương khoảng 2 năm.
- Tắc nghẽn tĩnh mạch: thường gặp trong bệnh Legg – Perthes – Calve ở trẻ em và một số bệnh lý ở bao khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến… gây nên hoại tử chỏm xương đùi
- Tắc nghẽn trong lòng mao mạch: các hồng cầu có hình dạng bất thường (như ở bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm) có thể bị gây tắc nghẽn khi di chuyển trong các mạch máu nhỏ như mao mạch. Một bệnh khác nữa là bệnh Caisson (ở thợ lặn) khi từ độ sâu trồi nhanh lên mặt nước, lúc này các bọt khí ni-tơ hình thành trong máu làm tắc các mao mạch có đường kính nhỏ.
- Có sự chèn ép các mao mạch trong ống xương: thường gặp ở những người uống rượu và sử dụng corticoid mãn tính
Các yếu tố nguy cơ khác:
- Tuổi tác: tuổi tác cao làm tăng khả năng mắc bệnh.
- Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới
- Lạm dụng rượu bia: uống nhiều rượu bia trong thời gian dài có thể khiến chất béo tích tụ trong mạch máu, làm giảm lưu lượng máu tới xương.
- Một số bệnh lý: Các bệnh mạn tính như bệnh Gaucher, viêm tụy, HIV/AIDS, Lupus ban đỏ hệ thống, Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, Bệnh giảm áp hay còn gọi là bệnh thợ lặn hay bệnh uốn cong, Một số loại ung thư khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ hoại tử xương rất cao.
Triệu chứng hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Những triệu chứng người bệnh thường gặp khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi gồm:
- Đau khớp háng: Cơn đau xuất hiện ở mặt trong vùng bẹn lan xuống mặt trong đùi. Một số trường hợp cơn đau có thể lan đến vùng mông.
- Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên khớp háng. Cơn đau trở nên nghiêm trọng khi vận động, đứng lâu và thuyên giảm khi nghỉ ngơi, đau nhói ở khớp háng khi lên – xuống cầu thang, ngồi xổm, đi bộ lâu, vận động khớp háng đột ngột,… Triệu chứng đau thường âm ỉ, khiến người bệnh khó chịu. Đau dữ dội hơn khi tác động mạnh vào khớp háng.
- Cứng khớp: cứng khớp háng thường xuất hiện vào buổi sáng, khó dạng chân hoặc bước chân, giảm sau vài cử động khớp. Triệu chứng xuất hiện thường xuyên vào ngày trời lạnh hoặc ẩm thấp.
- Hạn chế vận động khớp: Cơn đau có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động khớp háng như xoay trong, xoay ngoài, dạng hoặc khép. Đặc biệt, người hoại tử chỏm xương đùi rất khó ngồi xổm, gần như rất khó để thực hiện tư thế này.
Điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Vật lý trị liệu: Nghỉ ngơi kết hợp hỗ trợ làm chậm quá trình tổn thương xương với các bài tập vật lý trị liệu giúp duy trì phạm vi chuyển động của khớp.
Dùng thuốc: giúp cải thiện triệu chứng,giảm đau và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh
Trong những trường hợp nặng các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả và đau đớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Phẫu thuật điều trị hoại tử chỏm xương đùi có thể giúp bệnh nhân giảm đau khớp háng, giúp việc đi lại dễ dàng hơn. Các phẫu thuật gồm:
- Khoan giải ép chỏm xương đùi: Bác sĩ sẽ kích thích mọc xương lành cùng mạch máu mới từ một phần lõi của xương,
- Ghép xương mác có cuống mạch.
- Đục xương chỉnh trục: Bác sĩ lấy một mẩu xương hình nêm phía trên hoặc phía dưới tại vị trí khớp xương chịu trọng lượng cơ thể. Phương pháp này giúp giảm gánh nặng cho xương tổn thương, can thiệp có thể giúp người bệnh tránh khỏi nguy cơ thay khớp.
- Thay khớp háng: Khi chỏm xương bị xẹp, người bệnh cần được thay khớp háng. Đây là lựa chọn điều trị cuối cùng.
Tuy nhiên trong trường hợp, tình trạng hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi của bệnh nhân chưa quá nghiêm trọng, các phương pháp điều trị bảo tồn giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe người bệnh có thể là lựa chọn tốt hơn.
Phương pháp tế bào gốc sử dụng tế bào tự thân từ người bệnh, phương pháp giúp làm giảm đáng kể nguy cơ gãy đầu xương đùi, ngăn chặn chỏm xương đùi bị sụp xuống. Kéo dài thời gian sử dụng khớp tự nhiên càng lâu càng tốt đến khi phải thực hiện lần thay khớp háng đầu tiên. đây là phương pháp điều trị tốt nhất trong giai đoạn 1,2 và 3, 30 – 90% trường hợp bệnh nhân điều trị cho kết quả phục hồi tốt.
Đơn vị tế bào gốc Bệnh viện Vạn Hạnh là một trong những bệnh viện tiên phong tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép điều trị bệnh bằng tế bào gốc. Đơn vị ứng dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng lưu trữ và trị liệu tế bào với phòng lab vô trùng và thiết bị hiện đại, giúp đem lại hiệu quả điều trị tối ưu cho người bệnh.
_____________________________________________________
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh