CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH GOUT
Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh gout ngày càng tăng, do thói quen ăn uống không hợp lý, quá nhiều chất đạm và sinh hoạt không khoa học. Chế độ ăn của người bị gout rất quan trọng trong điều trị gout. Cùng tìm hiểu cách xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và phù hợp nhất cho người bị gout.
Bạn biết gì về bệnh gout?
Bệnh gout là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt cấp kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu và bệnh gout bao gồm: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…), các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric (chủ yếu thông qua khẩu phần ăn) và các yếu tố khác liên quan như gia đình, di truyền, tuổi, giới…
Những biểu hiện điển hình của bệnh Gout
- Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.
- Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.
- Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận.
- Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao.
Những người có đặc điểm sau đây sẽ rất dễ bị tăng axit uric máu cũng như nguy cơ cao bị bệnh Gout:
- Thừa cân, béo phì
- Tiền sử gia đình đã từng bị Gout
- Nghiện cà phê, nghiện rượu
- Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thực phẩm giàu nhân purin
- Dùng nhiều một số loại thuốc lợi tiểu như lasix, hypothiazid,… Những thuốc này nếu dùng nhiều sẽ dẫn đến tăng axit uric và khiến bệnh nhân gặp phải các đợt Gout cấp tính.
Đối với những người bị Gout thì việc điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý, khoa học là rất quan trọng. Dưới đây sẽ là danh sách những loại thức ăn người bị Gout nên và không nên ăn để đảm bảo tình trạng bệnh được cải thiện, tránh tái phát trong tương lai.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị gout quan trọng như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng của người bị gout khá quan trọng. Đối với người bệnh gout sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thận, làm giảm đào thải acid uric. Do đó, chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân gout không chỉ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, mà còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng với bệnh nhân gout như:
- Duy trì lượng acid uric ở ngưỡng trung bình.
- Hạn chế các cơn gout cấp tái phát.
- Làm chậm tiến triển bệnh, giảm nguy cơ gout mạn tính.
- Nâng cao hiệu quả điều trị gout.
- Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do gout mạn tính gây ra.
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh gout
Hàng ngày, cơ thể tạo ra acid uric sau quá trình chuyển hóa purin, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Muốn kiểm soát bệnh gút, cần kiểm soát nguyên nhân, trong đó cần giảm lượng purin ăn vào. Không có chế độ dinh dưỡng nào sẽ ngăn ngừa hoàn toàn cơn gout cấp. Nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn quản lý sức khỏe tốt hơn: duy trì cân nặng lý tưởng, thiết lập và tuân theo thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm có nhân purin, bổ sung các loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát nồng độ acid uric.
-
Những thực phẩm không nên sử dụng trong chế độ ăn cho người bị Gout
- Thức ăn và đồ uống có nhiều purin sẽ tăng nguy cơ bị cơn gout cấp, do đó nên tránh xa những loại thực phẩm: thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn; Nội tạng, phủ tạng như gan, thận, óc, lòng…; Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, trai, cá cơm và cá mòi
- Không uống bia rượu
- Có một số loại rau không tốt cho người bị bệnh Gout đó là nấm, măng tây, rau bina,…
- Không nên ăn các loại thực phẩm lên men, quả chua vì chúng sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao;
- Nên hạn chế chất béo trong chế độ ăn một cách tối đa
- Không nên ăn các loại gia vị mang tính cay nóng, sinh nhiệt như hạt tiêu, quả ớt,…
-
Những thực phẩm người bị Gout nên ăn
- Nên uống nhiều nước để ngăn cản sự lắng đọng, hình thành urat trong hệ tiết niệu.
- Nên ăn các loại hoa quả chứa vitamin C sẽ giúp hỗ trợ thận trong việc đào thải axit uric trong nước tiểu, hạn chế các cơn đau do bệnh Gout gây ra.
- Tăng cường các loại rau củ như cải xanh, dưa chuột, rau cần, súp lơ,…
- Nên ăn các món chứa ít purin, ví dụ như thịt trắng (cá sông, lườn gà,…), hoặc tiêu thụ một lượng vừa phải các món như khoai, bún, ngũ cốc, gạo,…
- Nên sử dụng dầu vừng, dầu hạt hướng dương, dầu ô liu trong chế biến các món ăn để hạn chế chất béo.
- Ưu tiên chế biến các món ăn theo phong cách hấp và luộc, hạn chế sự tiêu thụ dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.
- Kiểm soát tốt cân nặng của mình và kết hợp với đó là chế độ vận động hợp lý và khoa học.
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng acid uric, tuy nhiên người bệnh vẫn cần uống thuốc đều đặc và theo đúng chỉ định để ngăn chặn các cơn gout cấp. Đi khám định kỳ để tìm ra cách điều trị tốt nhất cho từng người bệnh.
——————————————–
Để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả, bạn nên thường xuyên cập nhật kiến thức và duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy đến với Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh để được nhận các dịch vụ chăm sóc tốt nhất với chi phí phải chăng.
Để nhận được tư vấn và thăm khám tại Bệnh Viện Đa khoa Vạn Hạnh, quý khách có thể nhanh chóng đặt hẹn qua hotline 028 3863 2553 hoặc truy cập vào website benhvienvanhanh.com để biết thêm thông tin chi tiết. Bạn cũng có thể theo dõi các hoạt động và tin tức của bệnh viện Vạn Hạnh qua Facebook. Bệnh viện Vạn Hạnh luôn sẵn sàng phục vụ bạn với sứ mệnh mang lại sức khỏe và niềm vui cho người bệnh
Mọi thông tin vui lòng liên hệ
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website: benhvienvanhanh.com
👉 Fanpge: Bệnh Viện Đa Khoa Vạn Hạnh
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh
BẢN ĐỒ HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐẾN BỆNH VIỆN ĐA KHOA VẠN HẠNH