Bên cạnh kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi thói quen sinh hoạt, luyện tập thể thao cũng có vai trò quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Đi bộ là bài luyện tập nhẹ nhàng nhưng lại mang lại hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe và thể trạng người bệnh.
Đi bộ đúng cách tốt cho bệnh nhân tiểu đường như thế nào?
Theo nghiên cứu từ Đh Duke, đi bộ hỗ trợ người bệnh tiền tiểu đường (có đường huyết tăng nhưng chưa tới mức bị coi là tiểu đường) cải thiện khả năng dung nạp đường và có lợi trong việc hạ đường huyết, cụ thể các lợi ích đối với bệnh tiểu đường gồm:
Cải thiện insulin: tăng cường hoạt động thể chất giúp cải thiện độ nhạy insulin. Chạy bộ giúp giảm nguồn dự trữ glycogen, tiêu hao glucose và đưa lượng đường trong máu về mức bình thường. (1)
Kiểm soát cân nặng: sau khi ăn khoảng một giờ vận động sẽ giúp lượng đường máu trong máu không tăng nhiều trong 1-2 giờ sau ăn. Đi bộ còn có thể giảm cân, kiểm soát cân nặng và mỡ máu tốt hơn, từ đó ngăn ngừa các biến chứng từ bệnh tiểu đường. (2)
Lưu thông máu: giúp lưu thông máu tốt hơn, ngăn ngừa tăng huyết áp, cải thiện lượng đường trong máu. Đáng chú ý, đi bộ còn kích kích cơ thể sản sinh cholesterol tốt, có lợi cho gan, tim mạch. (3)
Giảm căng thẳng mệt mỏi: việc tập thể dục, đi bộ cũng giải tỏa bớt tâm lý căng thẳng của người mắc bệnh, giúp người bệnh khỏe và vui hơn.
Ngoài giúp ích cải thiện lượng đường trong máu cho người bệnh đái tháo đường, đi bộ còn có thể cải thiện:
- Sức mạnh của xương và cơ bắp
- Sự cân bằng
- Huyết áp
- Cholesterol
- Sức khỏe tim mạch
- Sự tập trung
Hướng dẫn đi bộ cho bệnh nhân tiểu đường
Bắt đầu đi bộ, người bệnh có thể bắt đầu với thời gian ngắn và tăng dần lên trong tuần đầu tiên đi bộ 10 phút, sang đến tuần thứ hai tăng thời gian đi bộ thêm vài phút, từ từ đến khi thời gian đi bộ lên đến 30 phút mỗi ngày, nên tạo thành thói quen ít nhất 5 ngày trong tuần để giúp ổn định glucose trong máu.
Trước khi đi bộ bệnh nhân tiểu đường nên chuẩn bị những điều sau:
Giày và vớ đi bộ : Nên chọn giày thoải mái nhưng bít mũi, vừa vặn với chân để tránh các tổn thương ở chân ngăn ngừa mụn nước hoặc vết loét. Tránh vớ cotton, vớ ống nên chọn loại vớ thể thao hoặc vớ dành cho người tiểu đường được làm bằng sợi polyester thấm mồ hôi.
Quần áo đi bộ : Quần áo tập cần rộng rãi, thoáng mát, thấm mồ hôi để quá trình luyện tập hiệu quả, giảm thiểu ma sát gây trầy sướt, phòng rộp da. Mặc áo phông thể dục và quần đùi thể dục, quần khởi động hoặc quần yoga.
Đi bộ ở đâu : Bạn có thể sử dụng máy đi bộ để tập luyện đi bộ. Đi bộ bên ngoài nên chọn nơi những địa hình bằng phẳng, không khí trong lành, yên tĩnh.
Kiểm tra bàn chân : Kiểm tra bàn chân của bạn trước và sau mỗi lần đi bộ để kiểm tra xem có mụn nước, mụn, vết cắt, vết loét, hoặc đỏ trước và sau khi tập. Bởi người bệnh tiểu đường bị giảm khả năng miễn dịch và tự phục hồi của cơ thể nên dễ bị nhiễm trùng, nếu xuất hiện tổn thương ở chân, vết thương sẽ khó lành.
Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên: Người bệnh cần kiểm tra trước, trong và sau khi tập để đảm bảo đường huyết ổn định. Nếu đường huyết thấp nên ăn nhẹ để đường huyết ổn định lại rồi mới tiếp tục đi. Trường hợp đường huyết cao nên chờ cho đường huyết hạ thấp xuống rồi mới tiếp tục di bộ.
Các bài tập kết hợp với đi bộ tốt cho người bệnh tiểu đường
Ngoài đi bộ người bệnh tiểu đường có thể kết hợp với các bài tập thể thao khác để tăng hiệu quả cải thiện sức khỏe:
- Chạy bộ
- Bơi lội
- Yoga
- Aerobic
- Đạp xe
- Thái cực quyền
Đi bộ mỗi ngày là phương pháp bảo vệ sức khỏe đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nâng cao sức khỏe toàn diện, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường.
———————————————————————————————–
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Min