Một số người có mức huyết áp thấp hơn bình thường thường không nguy hiểm, tuy nhiên nếu như bạn đột ngột bị giảm huyết áp hoặc huyết áp thấp, đây có thể là một trường hợp nguy hiểm đến sức khỏe. Hạ huyết áp có thể dẫn đến giảm cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng cho não và các cơ quan thiết yếu khác, cuối cùng có thể dẫn đến sốc đe dọa tính mạng.
Huyết áp thấp là gì?
Đối với hầu hết người lớn, huyết áp bình thường thường dưới 120/80 mm Hg. Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp thấp hơn 90/60 mm Hg.
Chỉ số huyết áp xuất hiện dưới dạng hai chỉ số. Chỉ số đầu tiên và cao hơn trong hai chỉ số này là thước đo áp suất tâm thu, hoặc áp suất trong động mạch khi tim đập và làm đầy máu. Số thứ hai đo áp suất tâm trương, hoặc áp suất trong động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.
huyết áp gọi là thấp khi huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Ở những người khỏe mạnh, huyết áp thấp không có bất kỳ triệu chứng nào thường không đáng lo ngại và không cần điều trị. Tuy nhiên, huyết áp thấp có thể là dấu hiệu của một vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn – đặc biệt là ở người cao tuổi.
Huyết áp thấp có thể do là dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm như:
- Các vấn đề về tim: Trong số các bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp là nhịp tim thấp bất thường ( nhịp tim chậm ), các vấn đề về van tim , đau tim và suy tim. Tim có thể không lưu thông đủ máu để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan cơ thể.
- Thiếu máu não: Thiếu máu não nhẹ sẽ gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung, khó ngủ, ngất xỉu. Điều này diễn ra trong thời gian dài, tế bào não có thể bị tổn thương dẫn đến suy giảm trí nhớ, teo não, nhũn não, nặng nhất có thể gây đột quỵ (tai biến mạch máu não) do tụt huyết áp sâu và đột ngột.
- Các vấn đề về nội tiết: Những vấn đề như vậy bao gồm các biến chứng với các tuyến sản xuất hormone trong hệ thống nội tiết của cơ thể; cụ thể là tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), bệnh tuyến cận giáp, suy tuyến thượng thận (bệnh Addison), lượng đường trong máu thấp và trong một số trường hợp là bệnh tiểu đường.
- Nhiễm trùng nặng (sốc nhiễm trùng): Sốc nhiễm trùng có thể xảy ra khi vi khuẩn rời khỏi vị trí nhiễm trùng ban đầu và xâm nhập vào máu. Sau đó, vi khuẩn sẽ tạo ra độc tố ảnh hưởng đến các mạch máu, dẫn đến huyết áp giảm sâu và đe dọa đến tính mạng.
- Phản ứng dị ứng (sốc phản vệ): Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng đôi khi gây tử vong có thể xảy ra ở những người rất nhạy cảm với các loại thuốc như penicillin, với một số loại thực phẩm như đậu phộng hoặc vết đốt của ong hoặc ong bắp cày. Loại sốc này được đặc trưng bởi các vấn đề về hô hấp, phát ban, ngứa, sưng cổ họng và tụt huyết áp đột ngột, nghiêm trọng.
- Hạ huyết áp tư thế đứng: huyết áp giảm sau khi đứng trong thời gian dài, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu. Tình trạng này có thể té ngã gây chấn thương các vùng trên cơ thể do ngất xỉu đột ngột.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Việc thiếu các vitamin thiết yếu B-12 và axit folic có thể gây thiếu máu, do đó có thể dẫn đến huyết áp thấp.
Triệu chứng hạ huyết áp
Hạ huyết áp không phải lúc nào cũng xuất hiện các triệu chứng. Nhưng đôi khi huyết áp thấp có nghĩa là các cơ quan quan trọng của bạn không nhận được đủ lượng máu điều này biểu hiện qua các triệu chứng như:
- Mệt mỏi, cảm giác mệt mỏi toàn thân hoặc thiếu năng lượng
- Chóng mặt hoặc lâng lâng
- Ngất xỉu
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu
- Mờ mắt
- Đau đầu
- Đau cổ hoặc lưng
- Buồn nôn
- Tim đập nhanh, mạnh
Chóng mặt khi thay đổi tư thế bất ngờ
Chẩn đoán nguyên nhân gây huyết áp thấp
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc một số căn bệnh liên quan đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu
- Xét nghiệm hình ảnh: X quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI), siêu âm.
- Điện tâm đồ, bài kiểm tra gắng sức
Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, việc điều trị có thể bao gồm thay đổi chế độ sinh hoạt, dùng thuốc tăng huyết áp hoặc điều chỉnh các loại thuốc gây hạ huyết áp.
Phòng ngừa huyết áp thấp
Chế độ dinh dưỡng
- Nên ăn mặn hơn người bình thường. Lượng muối nên bổ xung mỗi ngày khoảng 10-15g/ ngày ở những người bệnh huyết áp thấp.
- Duy trì cân nặng ổn định, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Bổ sung chất đạm (như thịt, cá), vitamin, chất xơ và chất khoáng ( có trong trứng, đậu tương và rau quả,..) trong mỗi bữa ăn.
- Một số loại nước cũng có tác dụng nâng huyết áp như trà sâm, trà gừng, trà đặc, cà phê.
- Hạn chế những loại thức ăn lợi tiểu ví dụ như: râu ngô, rau cải, dưa hấu, bí ngô,…
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng duy trì cân nặng ổn định
Thay đổi chế độ sinh hoạt
- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc
- Người bị bệnh huyết áp thấp rất hay bị hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, nên không nên thay đổi tư thế đột ngột, như khi ngồi dậy phải từ từ. Nâng cao chân khi ngủ.
- Tập thể dục thể thao đều đặn, nên tập thể dục ít nhất 10-15 phút mỗi ngày. Có thể bắt đầu từ những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, cầu lông, bóng bàn, bơi,… Tránh các bộ môn dễ gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy đu,…
- Thường xuyên theo dõi huyết áp bằng cách sử dụng máy đo huyết áp tại nhà
Huyết áp thấp không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng rõ rệt, nên thường bị bỏ qua, thế nhưng bệnh tiến triển có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí để lại các hậu quả nặng nề. Vì vậy, không nên chủ quan với huyết áp thấp. hãy chủ động phòng ngừa và điều trị thông qua việc duy trì thói quen sinh hoạt tốt, cũng như thăm khám với bác sĩ nếu các triệu chứng không được cải thiện.
________________________________________________________
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh