Suy tĩnh mạch mãn tính tiến triển chậm, ít rầm rộ, ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây cản trở nhiều đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Khi ở giai đoạn muộn bệnh còn diễn tiến thành các biến chứng nghiêm trọng.
Suy tĩnh mạch mạn tính (Chronic Venous Insufficiency) là tình trạng các tĩnh mạch giảm khả năng dẫn máu trở về tim do suy giảm chức năng hoặc tắc nghẽn các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông hoặc tĩnh mạch sâu.
Nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch mạn tính
Suy giãn tĩnh mạch xảy ra khi các tĩnh mạch hoạt động không bình thường, khi van ngược chiều ngăn dòng máu chảy ngược ở tĩnh mạch bị tổn thương, máu sẽ bắt đầu tích tụ trong các tĩnh mạch thay vì chảy về tim.
Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp do đây là cơ quan xa tim nhất
Các nguyên nhân có thể gây tổn thương các van một chiều ở tĩnh mạch như:
- Người lớn tuổi (trên 50 tuổi) mức độ đàn hồi của thành mạch bị suy giảm
- Máu đông gây tắc tĩnh mạch
- Người ít vận động, nghề nghiệp phải đứng hoặc ngồi lâu
- Bất thường trong hệ thống van tĩnh mạch, thông động tĩnh mạch…
- Nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn.
- Phụ nữ mang thai nhiều lần ,tăng cân nhiều khi mang thai, dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài,..
- Bị chèn ép: Khối u, có thai…
- Thừa cân, béo phì
- Yếu tố gia đình, tiền sử gia đình có người mắc suy giãn tĩnh mạch
Biến chứng từ suy giãn tĩnh mạch mạn tính
Thông thường, suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm đến tính mạng, chủ yếu gây ra tình trạng khó chịu, đau đớn, mất thẩm mỹ và cản trở sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Các biến chứng mà người bệnh suy giảm miễn dịch có thể gặp phải gồm:
- Huyết khối tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, sờ ấm, đau và căng cứng dọc theo tĩnh mạch nông, gây đỏ phần da phía trên phần huyết khối.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi: Chân sưng nề, tím, đau đau dọc mạch máu, đau nhiều vị trí các nếp gấp. Nếu huyết khối bong và di chuyển lên tim có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do gây tắc động mạch phổi.
- Loạn dưỡng da chân: Da phù nề , dày lên, bong vảy da, chảy nước, thay đổi màu sắc da chân.
- Loét chân: Các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau dần sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.
Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch mạn tính cần lưu ý
Tĩnh mạch bị suy giãn sưng và to thường xảy ra ở chân và bàn chân. Chúng thường có màu xanh lam hoặc tím sẫm, và thường có dạng cục, phồng hoặc xoắn.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Sưng phù ở chân hoặc mắt cá chân của bạn
- Cảm giác căng tức ở bắp chân hoặc ngứa, đau chân
- Đau khi đi bộ và giảm khi bạn nghỉ ngơi
- Da màu nâu, thường gần mắt cá chân
- Suy tĩnh mạch
- Loét chân đôi khi khó điều trị
- Có cảm giác khó chịu ở chân và hai chân luôn trong trạng thái muốn vận động (hội chứng chân không yên)
- Đau nhức chân bị chuột rút hoặc co thắt cơ (ngựa charley)
Các triệu chứng thường nặng hơn khi thời tiết ấm áp hoặc nếu đứng, ngồi trong thời gian dài. Chúng có thể cải thiện khi bạn đi bộ xung quanh hoặc khi bạn nghỉ ngơi và nâng cao chân.
Chẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch mạn tính
Khi có các dấu hiệu như trên bạn cần đến cơ sở y tế đẻ được bác sĩ thăm khám, xác định chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Điều trị có thể bao gồm:
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội; giữ cân nặng hợp lý, giảm cân nếu cần; nâng cao chân bằng hoặc cao hơn tim giúp máu không ứ lại ở cẳng chân; Tránh ngồi hoặc đứng lâu
- Mang tất áp lực: Giúp khép các van tĩnh mạch bị hở, hạn chế máu ứ trệ hoặc trào ngược, giảm phù nề. Cần tư vấn của bác sĩ trước khi mua để chọn tất phù hợp với độ suy tĩnh mạch.
- Sử dụng thuốc hỗ trợ tĩnh mạch như: daflon, rutin C, veinamitol,… nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch.
- Phẫu thuật: Với hai phương pháp chính là phẫu thuật Stripping rút các tĩnh mạch suy, thắt quai tĩnh mạch và Phẫu thuật Chivas lấy các đoạn tĩnh mạch bị giãn, phương pháp này điều trị khá triệt để và có tỷ lệ tái phát thấp.
- Điều trị bằng nhiệt :luồn sợi đốt laser/RF qua da vào lòng tĩnh mạch, bằng cách sử dụng sóng radio cao tần hoặc năng lượng laser để phá huỷ và đóng các tĩnh mạch giãn, đây là phương pháp an toàn, thời gian phục hồi nhanh và không để lại sẹo.
- Đóng tĩnh mạch bằng keo sinh học gây dính là phương pháp điều trị không dùng nhiệt, không gây tê, không tiêm xơ.
Mang tất áp lực khi vận động giúp giảm đau, cải thiện lưu lượng máu ở chân
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Có rất ít bằng chứng cho thấy bạn có thể ngăn chặn tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn hoặc ngăn chặn hoàn toàn những cái mới phát triển.
Nhưng có những cách để giảm bớt các triệu chứng của chứng giãn tĩnh mạch hiện có, chẳng hạn như:
- Tránh đứng hoặc ngồi yên trong thời gian dài, nên di chuyển xung quanh 30 phút một lần
- Nghỉ giải lao thường xuyên trong ngày, kê cao chân trên gối khi nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu
- Tập thể dục thường xuyên : có thể cải thiện lưu thông và giúp duy trì cân nặng hợp lý
Nhận biết được các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch vô cùng quan trọng từ đó giúp người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Tại bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, bằng các kỹ thuật hiện đại đã chẩn đoán và điều trị cho các trường hợp suy giãn tĩnh mạch mãn tính từ nhẹ đến nặng, giúp giảm hoàn toàn triệu chứng bệnh và ngăn ngừa rủi ro tái phát bệnh.
Xem thêm: Suy tĩnh mạch chân mạn tính
(theo Ths.Bs. Thái Thị Mai Yến
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh)
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh