Kinh nguyệt không đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và tinh thần của chị em phụ nữ, vậy rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Khi nào cần đến bác sĩ?
Các dạng của kinh nguyệt không đều
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt đến không theo một chu kỳ nhất định, có thể đến sớm hơn, muộn hơn hoặc vô kinh trong một thời gian dài. Lượng máu kinh của người bị rối loạn kinh nguyệt trong mỗi chu kỳ cũng thường ít hơn hoặc nhiều hơn so với lượng máu kinh trung bình của một người.
- Kinh sớm: Kinh nguyệt có thể đến sớm 3 ngày, có khi 7 ngày hoặc thậm chí kinh nguyệt diễn ra 2 lần/tháng.
- Chậm kinh: Thông thường nữ giới hay bị trễ kinh 3-4 ngày, nhưng nếu quá 35 ngày kể từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh thì gọi là chậm kinh.
- Rong kinh: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày. Lượng máu ra nhiều thường hơn 80 mL trong một chu kỳ.
- Kinh thưa: Kinh nguyệt đến châm cách nhau từ 2 tháng, 3 tháng hay khoảng cách chu kỳ kinh nguyệt cách nhau 5 tháng.
- Vô kinh: Nghĩa là bạn không có kinh trên 6 tháng hoặc 1 năm.
Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn:
- Giai đoạn dậy thì: Trong giai đoạn đầu nội tiết tố và hoạt động của buồng trứng chưa thực sự ổn định dẫn đến rối loạn kinh nguyệt trong 2 – 3 năm đầu tiên.
- Bắt đầu thời kỳ mãn kinh khoảng từ 45 đến 55 tuổi.
- Mang thai: Mang thai làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt vì vậy nếu có dấu hiệu mất kinh hoặc có những thay đổi về kinh nguyệt mà trước đó có quan hệ tình dục, đây có thể là dấu hiệu có thai.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Bản chất thuốc là sử dụng các hormone nội tiết tố như progesterone và estrogen, điều này dẫn đến nội tiết tố trong cơ thể không được ổn định
- Căng thẳng : Căng thẳng gây tác động lên tuyến thượng thận làm tăng tiết hormone liên quan đến nội tiết tố nữ như estrogen và progesterol.
- Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung: các khối u nhỏ, lành tính trong thành tử cung gây chảy máu nhiều và đau khi có kinh
- Lạc nội mạc tử cung: xảy ra khi mô nội mạc tử cung tự dính vào buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, gây chảy máu bất thường, đau bụng dữ dội trước và trong khi có kinh, khiến kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, đau khi quan hệ.
- Viêm vùng chậu: bệnh nhiễm trùng vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của phụ nữ. Các biểu hiện bao gồm chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau ở vùng xương chậu và vùng bụng dưới, sốt, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh là một đặc điểm của hội chứng buồng trứng đa nang, do mất cân bằng nội tiết tố, lượng androgen, nội tiết tố nam tăng lên.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như steroid, thuốc chống đông máu, thuốc tuyến giáp, …
- Ung thư cổ tử cung gây chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau mãn kinh, kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường.
Chẩn đoán kinh nguyệt không đều như thế nào?
Nếu phát hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt bạn nên ghi lại, thời điểm bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt cũng như những bất thường như lượng máu kinh hoặc có các cục máu đông.
Thông qua triệu chứng lâm sàng và khám phụ khoa bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Một số xét nghiệm cũng được thực hiện như:
- Xét nghiệm máu
- Nuôi cấy âm đạo
- Siêu âm vùng chậu
- Nội soi ổ bụng hoặc siêu âm qua đầu dò am đạo
- Sinh thiết nội mạc tử cung
Điều trị kinh nguyệt không đều
Việc điều trị tình trạng kinh nguyệt bất thường phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bản:
- Thay đổi lối sống: rèn luyện thể thao ở mức độ vừa phải và giảm căng thẳng
- Liệu pháp hormone: Sử dụng các hormon như estrogen hoặc progestin để điều hòa kinh nguyệt
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
- Phẫu thuật: Loại bỏ u xơ tử cung, loại mô nội mạc tử cung dư thừa đang phát triển trong khung chậu hoặc bụng
Làm thế nào có thể giảm nguy cơ kinh nguyệt bất thường?
Dưới đây là một số khuyến nghị chị em có thể thực hiện để giảm nguy cơ kinh nguyệt không đều:
- Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục điều độ và ăn thực phẩm bổ dưỡng. Tuyệt đối không giảm cân đột ngột bằng cách ăn kiêng bằng cách giảm lượng calo mà hãy thực hiện dần dần.
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Giảm căng thẳng và thư giãn bằng các bài tập như thiền, yoga,..
- Giảm thói quen hoạt động thể lực với cường độ cao. Hoạt động thể thao quá sức có thể khiến kinh nguyệt không đều.
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai khác theo đúng hướng dẫn.
- Thay băng vệ sinh hoặc băng vệ sinh của bạn khoảng bốn đến sáu giờ một lần để tránh hội chứng sốc độc và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Gặp bác sĩ để kiểm tra thường xuyên.
Kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vì vậy nếu phát hiện các bất thường trong kỳ kinh nguyệt của mình, chị em không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện cũng như các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời khi có bệnh.
—————————
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 20 năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 028.3863.2553
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh