Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp của đường tiết niệu, bệnh tái phát với khoảng 40% bệnh nhân có nhiều hơn một đợt sỏi có triệu chứng. Tìm hiểu về sỏi tiết niệu và các nguyên nhân có sỏi là bước đầu trong việc phòng cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.
Sỏi tiết niệu là gì
Sỏi tiết niệu được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat và axit uric trong nước tiểu tăng cao, các chất này lắng đọng lại ở thận, liên kết với nhau, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Khi sỏi thận tích tụ ít, người bệnh có thể đào thải chúng ra ngoài cơ thể bằng cách uống nhiều nước. Tuy nhiên, người bệnh thường khó phát hiện hiệu quả ở giai đoạn đầu của bệnh, đến khi sỏi thận tích tụ quá lớn và bệnh nhân cảm thấy khó chịu hay đau. Sỏi thận không có triệu chứng được tìm thấy ở 8 – 10% do vô tình đi khám những bệnh khác trong số không triệu chứng sẽ có 15 – 30% tự khỏi, 30 – 45% sẽ chuyển qua sỏi có triệu chứng đau và 5 – 25% sẽ tăng kích thước cần can thiệp.
Thành phần của sỏi tiết niệu bao gồm:
1.Canxi oxalat (dihydrat và monohydrat): 70%.
2. Canxi photphat (hydroxyapatite): 20%.
3. Hỗn hợp canxi oxalat và canxi photphat: 11% đến 31%.
4. Axit uric: 8%.
5. Magiê amoni photphat (struvit): 6%.
6. Cystin: 2%.
7. Các chất khác: xanthine, silicat và các chất chuyển hóa của thuốc, chẳng hạn như indinavir (phát quang trên phim chụp X-quang và CT): ,1%.
Triệu chứng khi mắc sỏi tiết niệu
Đau là triệu chứng phổ biến nhất ở đa số của bệnh nhân có sỏi. Sỏi tạo ra co thắt niệu quản và cản trở dòng chảy của nước tiểu, gây ra sự căng phồng của niệu quản, hệ thống đài bể thận và cuối cùng là bao thận nên gây đau.
Cơn đau quặn thận đặc trưng bởi cơn đau mạn sườn đột ngột dữ dội, thường kéo dài từ 20 đến 60 phút. Cơn đau có tính chất kịch phát, bệnh nhân thường bứt rứt khó chịu.
Có 3 vị trí chính hẹp, tắc nghẽn sỏi nằm trong các đoạn niệu quản gồm:
- Đoạn khúc nối bể thận: Đau nhiều ở vùng sườn
- Niệu quản thắt lưng nơi giao nhau của các mạch chậu: Đau vùng chậu và sườn
- Chỗ nối niệu quản – bàng quang: Đau ở vùng sườn và rối loạn đi tiểu đau
Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây nên sỏi tiết niệu bao gồm: Nguyên nhân di truyền và các yếu tố từ môi trường sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Nguyên nhân di truyền
Tăng canxi niệu vô căn
- Đa gen
- Sỏi canxi photphat hoặc canxi oxalat
- Khả năng bị nhiễm canxi thận (Nguy cơ hiếm gặp của bệnh thận giai đoạn cuối)
- Tăng oxy máu nguyên phát loại 1, 2 và 3
Nhiễm sắc thể thường lặn
- Sỏi canxi oxalat monohydrat tinh khiết (whewellite)
- Bệnh canxi hóa thận
- Nguy cơ mắc bệnh thận và gan giai đoạn cuối
Toan hóa ống thận xa (RTA)
- Nhiễm sắc thể thường lặn hoặc trội
- Canxi photphat
- Khả năng bị nhiễm canxi thận
- Nguy cơ bệnh thận giai đoạn cuối
Cystin niệu
- Nhiễm sắc thể thường lặn liên quan đến khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể số 2 (SLC3A1 và SLC7A9), chịu trách nhiệm vận chuyển các axit amin cơ bản (cystine, ornithine, lysine và arginine)
- Sỏi cystine
- Không có canxi hóa thận
- Nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối
Hội chứng Lesch-Nyhan Hypoxanthine-guanine phosphoribo syltransferase (thiếu hụt HGPRT)
- Lặn liên kết với X
- Sỏi acid uric
- Không có canxi hóa thận
- Nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối
Do môi trường sống
- Yếu tố dinh dưỡng
- Lượng canxi trong chế độ ăn uống bình thường có liên quan đến việc giảm nguy cơ sỏi canxi thứ phát do liên kết với oxalate trong ruột.
- Tăng cường bổ sung canxi và vitamin D có thể tăng nguy cơ sỏi canxi.
- Tăng lượng natri trong chế độ ăn uống có liên quan đến việc tăng nguy cơ bài tiết natri qua nước tiểu, làm tăng lượng canxi trong nước tiểu, dẫn đến tăng nguy cơ phát triển sỏi canxi.
Các phương pháp điều tri sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang. Nhóm mắc bệnh sỏi thận chủ yếu là nam giới trẻ và trung niên, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Đối với sỏi đơn độc và kích thước < 40mm chủ yếu được loại bỏ bằng phẫu thuật ít xâm lấn như , trong khi những bệnh nhân sỏi thận phức tạp chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật mở.
Sỏi thận được điều trị bằng các phương pháp điều trị ít xâm lấn hoặc phẫu thuật mở tùy vào tình trạng sỏi của bệnh nhân cụ thể :
Phương pháp ít xâm lấn:
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (ESWL) ở những sỏi nhỏ >3mm, < 10mm mật độ cản quang kém
- Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ (PCNL) sỏi đơn hoặc 2 viên bằng laser, những viên sỏi nằm gần nhau kích thước không lớn hơn 40mmm và nội xoang
- Laparoscopy: 2D nội soi hông lưng lấy sỏi và 3D nội sỏi ổ bụng lấy sỏi phức tạp (CRC) , sỏi <40mm nằm ngoại xoang liên quan đến khúc nối bể thận niệu quản
- Nội soi thận ngược dòng bằng ống soi mềm tán sỏi bàng laser (RIRS)
- Phẩu thuật mở được thực hiện khi sỏi > 4mm , sỏi bán san hô và sỏi san hô
Sỏi niệu quản có hai phương pháp điều trị phụ thuốc vào tình trạng của người bệnh bao gồm:
- Tán sỏi bằng laser qua nội soi niệu quàn ngược dòng bằng máy soi cứng: khi sỏi gây đau ít, thận ứ nước độ 1.
- Laparoscopy 2D , nội soi hông lưng lấy sỏi: khi sỏi gây đau nhiều ở người bệnh , có dấu hiệu nhiễm trùng và thường thận ứ nước độ 2.
(theo BS CKI ĐỖ HOÀNG DŨNG
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh)
📥 Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
⏱⏱ Trên 2️⃣0️⃣ năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
📞 Hotline 0️⃣2️⃣8️⃣.3️⃣8️⃣6️⃣3️⃣.2️⃣5️⃣5️⃣3️⃣
🌐 Website benhvienvanhanh.vn
🏫 Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh